Với mức nước biển dâng cao như vậy sẽ làm tăng các mối đe dọa đối vớinhững khu vực bờ biển trải dài từ Bangladesh đến Florida của Mỹ cũng như nhữnghòn đảo và thành phố từ London đến Thượng Hải ở khu vực thấp. Ngoài ra hiệntượng này cũng làm tăng mức cảnh báo sóng thần ở Nhật Bản.
Theo Chương trình Giám sát và Đánh giá Bắc Cực (AMAP) do Hội đồng tám nướcBắc Cực tổ chức, sáu năm qua (tính đến năm 2010) là khoảng thời gian ấm nhấtchưa từng có ở Bắc Cực. Trong tương lai, mực nước biển toàn cầu ước tình tăng từ0,9m đến 1,6m vào năm 2100.
Việc mất các tảng băng ở dòng sông băng Bắc Cực, các chỏm băng trên núicũng như tảng băng Greenland góp phần đáng kể, chiếm khoảng 40% sự dâng cao nàycủa nước biển.
Từ năm 2003-2008, trên các dòng sông băng Bắc Cực, hiện tượng tan một phầnở các chỏm băng trên núi cũng như tảng băng Greenland đã khiến mực nước biểntăng khoảng 3mm/năm.
Các Ngoại trưởng thuộc Hội đồng các quốc gia Bắc Cực gồm Mỹ, Nga, Canada,Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy và Iceland sẽ nhóm họp khẩn cấp tạiGreenland vào ngày 12/5 tới để bàn về những nguy cơ và biện pháp tháo gỡ khi mựcnước biển dâng đến như vậy./.