Cận cảnh "lễ hội của các bộ lạc" lớn nhất thế giới

[Photo] Cận cảnh "lễ hội của các bộ lạc" lớn nhất thế giới

Các thổ dân đến từ nhiều bộ lạc khác nhau trên thế giới đã cùng hòa chung vào lễ hội Goroka, thu hút hàng nghìn lượt du khách.
Lễ hội Goroka ở Papua New Guiea thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi năm. Các tiết mục trình diễn trang phục, ca vũ sẽ diễn ra trong lễ hội. (Nguồn: Dailymail)
Nhiếp ảnh gia Fabien Astre đã ghi lại toàn bộ sự kiện. Anh sinh ra ở miền Nam nước Pháp vào năm 1984 và bắt đầu du lịch vòng quanh thế giới khi mới 20 tuổi. (Nguồn: Dailymail)
Hiện nay Fabien dành hầu hết thời gian ở châu Á và Thái Bình Dương để ghi lại cuộc sống ở nơi đây thông qua những bức ảnh. (Nguồn: Dailymail)
Các bộ lạc sẽ trình diễn các trang phục màu sắc và nhạc cụ truyền thống ở chương trình Goroka. (Nguồn: Dailymail)
Hàng nghìn người sẽ tận mắt chứng kiến những điệu ca vũ của hơn 100 bộ tộc ở Papua New Guinea. (Nguồn: Dailymail)
Lễ hội ba ngày này diễn ra lần đầu tiên vào năm 1957 bởi cảnh sát tuần tra Australia, những người đã tổ chức nhiều cuộc thi nhằm giúp mọi người quên đi khác biệt trong bộ lạc của mình. (Nguồn: Dailymail)
Một bộ lạc đắp bùn lên người và mang theo cung là một trong những phần hấp dẫn của chương trình.
Đối với nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới, ca vũ là một phần quan trọng của lễ hội. (Nguồn: Dailymail)
Trang phục truyền thống của bộ lạc này lấy cảm hừng từ những loài chim ở Papua New Guinea. (Nguồn: Dailymail)
Nhiều công ty du lịch đã lên các chương trình trong 3 ngày diễn ra lễ hội vào sau đó sẽ tiếp tục đưa du khách tới một vài ngôi làng. (Nguồn: Dailymail)
Người thổ dân này vẽ mặt vàng, đội mũ rực rỡ và đeo vòng làm từ vỏ ốc biển. (Nguồn: Dailymail)
Lễ hội Goroka diễn ra vào tháng Chín hàng năm và đây là dịp hiếm có để du khách trải nghiệm những bộ trang phục truyền thống của các bộ lạc ở Papua New Guinea. (nguồn: Dailymail)
Nhiều bộ lạc đến từ những vùng xa xôi như quần đảo Manus và Bougainville nhưng vẫn hào hứng trình diễn tại lễ hội. (Nguồn: Dailymail)
Những điệu ca vũ mô phỏng theo tập quán của loài chim hoang dã và thể hiện nét đẹp của bộ lạc đó. (Nguồn: Dailymail)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục