Ngay từ những ngày đầu năm mới, người dân đã nô nức đi lễ chùa, xin chữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Do số lượng người quá đông, ban quản lý di tích đã phải lập thêm 2 trạm bán vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mùng 2 Tết (20/2) thời tiết khá đẹp nên số lượng người đổ về Văn Miếu mỗi lúc một đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ban quản lý khu di tích đã dựng lên một hàng rào sắt để người dân xếp hàng trật tự. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhưng khi vào đến tận nơi xin chữ, tình trạng lộn xộn lại diễn ra, nhiều người khá vất vả để nhờ được ông đồ viết được chữ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có người không thuộc nhiều mặt chữ nên phải đọc bảng chú giải để xin đúng chữ theo ý muốn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Gần 20 ông đồ tham gia cho chữ ở đây. Họ là các tiến sĩ, thạc sĩ Hán Nôm thuộc câu lạc bộ thư pháp Unesco, Viện nghiên cứu Hán Nôm.... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cận cảnh một nét viết của ông đồ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một số người dân không chịu được cảnh chen lấn đành phải đi mua chữ tại các quầy hàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá cả rất đa dạng từ 60-150 ngàn đồng/chữ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xin chữ tại Văn Miếu là một nét đẹp truyền thống của người dân Thủ đô mỗi dịp Tết đến xuân về, (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vất vả xếp hàng hàng tiếng đồng hồ rồi lại phải phơi chữ cho khô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để chữ được khô hoàn toàn phải đợi khoảng 15-20 phút. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một người dân tại Văn Miếu cho biết, năm nào chị cũng đưa cả gia đình đến đây xin chữ. Mỗi thành viên sẽ được tặng một chữ ứng với mong ước trong năm mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vui mừng vì xin được chữ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Rất nhiều cây trong khuôn viên nhà Thái Học được tận dụng để người dân phơi chữ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cô Tân ở Thanh Trì (Hà Nội) chia sẻ, cô lên tận Văn Miếu để xin chữ cho con và cháu của mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xin chữ đầu năm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)