Ngày 25/10, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm, Ủy ban Nhân dân quận Long Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm.
Khu vực này sẽ hình thành một trung tâm đô thị quan trọng của thành phố Hà Nội, trong đó đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, khu vực lập quy hoạch chi tiết này thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm (thị trấn Trâu Quỳ, một phần các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Đông Dư) và một phần thuộc quận Long Biên (phường Thạch Bàn, Cự Khối), Hà Nội.
Phía Tây Bắc giáp đường vành đai 3; phía Đông Bắc giáp đường Nguyễn Đức Thuận (Quốc lộ 5 cũ) và đường Hà Nội-Hải Phòng, phía Đông Nam giáp đường 179 và đường vành đai đô thị, phía Tây Nam giáp với đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và đường Hà Nội-Hưng Yên.
Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm có diện tích nghiên cứu khoảng 1.284ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 65.000-70.000 người.
Trong đó đất ở mới có tổng diện tích 142,98ha (chiếm 38,92% đất đơn vị ở), đất ở hỗn hợp có tổng diện tích 22,16ha (chiếm 6,03%), đất ở hiện trạng cải tạo có tổng diện tích 73,71ha (chiếm 20,07%); đất công viên, cây xanh có tổng diện tích là 15,90ha, chiếm tỷ lệ 4,33% đất đơn vị ở, đạt chỉ tiêu 4,8m2/người; đất giao thông đơn vị ở có tổng diện tích 71,41ha, chiếm tỷ lệ 19,44% đất đơn vị ở, đạt chỉ tiêu 21,7m2/người.
Riêng đất ngoài đơn vị ở có tổng diện tích lên tới 506,50ha bao gồm đất dịch vụ thương mại, đất cơ quan văn phòng, mặt nước, đất công cộng cấp đô thị, đất công viên cây xanh...
Theo quy hoạch, tổng thể kiến trúc cảnh quan khu chức năng đô thị Tây Nam Gia Lâm bao gồm 4 trục tổ chức không gian kiến trúc cảnh chính.
Trục 1 là trục Trung tâm của khu, nối từ đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và kết thúc bằng một tổ hợp công trình cao tầng trên mặt nước. Đây là một điểm nhấn cho khu tài chính, tạo được điểm nhìn trọng tâm tới các khu vực chức năng.
Trục 2 là trục Trung tâm văn phòng, thương mại, nhà ở hỗn hợp. Nằm gần kề với khu công viên khoa học, chạy từ Đông sang Tây. Đây được coi là một trung tâm dịch vụ công cộng cấp vùng.
Trục 3 là trục cây xanh với 5 công viên cây xanh chính của Khu đô thị. Trục 4 là trục không gian từ đường Nguyễn Đức Thuận vào trường Đại học Nông nghiệp 1./.
Khu vực này sẽ hình thành một trung tâm đô thị quan trọng của thành phố Hà Nội, trong đó đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, khu vực lập quy hoạch chi tiết này thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm (thị trấn Trâu Quỳ, một phần các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Đông Dư) và một phần thuộc quận Long Biên (phường Thạch Bàn, Cự Khối), Hà Nội.
Phía Tây Bắc giáp đường vành đai 3; phía Đông Bắc giáp đường Nguyễn Đức Thuận (Quốc lộ 5 cũ) và đường Hà Nội-Hải Phòng, phía Đông Nam giáp đường 179 và đường vành đai đô thị, phía Tây Nam giáp với đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và đường Hà Nội-Hưng Yên.
Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm có diện tích nghiên cứu khoảng 1.284ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 65.000-70.000 người.
Trong đó đất ở mới có tổng diện tích 142,98ha (chiếm 38,92% đất đơn vị ở), đất ở hỗn hợp có tổng diện tích 22,16ha (chiếm 6,03%), đất ở hiện trạng cải tạo có tổng diện tích 73,71ha (chiếm 20,07%); đất công viên, cây xanh có tổng diện tích là 15,90ha, chiếm tỷ lệ 4,33% đất đơn vị ở, đạt chỉ tiêu 4,8m2/người; đất giao thông đơn vị ở có tổng diện tích 71,41ha, chiếm tỷ lệ 19,44% đất đơn vị ở, đạt chỉ tiêu 21,7m2/người.
Riêng đất ngoài đơn vị ở có tổng diện tích lên tới 506,50ha bao gồm đất dịch vụ thương mại, đất cơ quan văn phòng, mặt nước, đất công cộng cấp đô thị, đất công viên cây xanh...
Theo quy hoạch, tổng thể kiến trúc cảnh quan khu chức năng đô thị Tây Nam Gia Lâm bao gồm 4 trục tổ chức không gian kiến trúc cảnh chính.
Trục 1 là trục Trung tâm của khu, nối từ đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và kết thúc bằng một tổ hợp công trình cao tầng trên mặt nước. Đây là một điểm nhấn cho khu tài chính, tạo được điểm nhìn trọng tâm tới các khu vực chức năng.
Trục 2 là trục Trung tâm văn phòng, thương mại, nhà ở hỗn hợp. Nằm gần kề với khu công viên khoa học, chạy từ Đông sang Tây. Đây được coi là một trung tâm dịch vụ công cộng cấp vùng.
Trục 3 là trục cây xanh với 5 công viên cây xanh chính của Khu đô thị. Trục 4 là trục không gian từ đường Nguyễn Đức Thuận vào trường Đại học Nông nghiệp 1./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)