Ngày 17/5, trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ Hội nghị quan trọng nhất thế kỷ 21 này phải thúc đẩy hành động toàn cầu quản lý và bảo tồn tốt hơn các đại dương của Trái Đất thông qua các sáng kiến của Liên hợp quốc, các chính phủ và các đối tác khác.
Hành động này nhằm mở rộng các khu vực được bảo vệ trên đại dương và giảm ô nhiễm, ngăn chặn nguy cơ khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên của đại dương cũng như các tác động của biến đổi khí hậu đối với các đại dương.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5), ông Ban Ki-moon nhấn mạnh hiện chỉ có chưa đầy 1% môi trường các đại dương được bảo vệ so với 15% môi trường trên đất liền, song bằng nỗ lực hành động của các quốc gia, khu vực và quốc tế, thế giới có thể bảo tồn được 10% các khu vực biển và ven biển vào năm 2020 - mục tiêu đã được Hội nghị các bên Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học tại thành phố Aichi của Nhật Bản nhất trí đạt được. Đây là bước tiến quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học vì "Tương lai mà nhân loại mong muốn" theo tinh thần Hội nghị Rio+20.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo đại dương - nơi cung cấp cho nhân loại các hệ sinh thái vô giá và hơn 50% lượng oxy cho sự sống trên Trái Đất, đang bị tàn phá và khai thác cạn kiệt. Hơn 50% nguồn hải sản của các đại dương đã bị khai thác quá mức, trong khi 30-35% các môi trường hải dương quan trọng như cỏ biển, các rặng san hô, rừng đước cũng bị tàn phá. Các chất thải từ đất liền ra biển tiếp tục giết hại các sinh vật biển cũng như tạo ra các vùng biển chết trên các đại dương.
Việc tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang tác động nguy hại đến thời tiết trên các đại dương, đẩy nhanh tốc độ axít hóa, làm nước bề mặt đại dương nóng lên, làm tan băng ở các cực khiến nước biển dâng cao. Hậu quả này thực sự đe dọa toàn nhân loại.
Tuy nhiên, người đứng đầu Liên hợp quốc cũng lạc quan rằng nếu mối đe dọa của con người đối với các đại dương giảm bớt hoặc được loại bỏ, các hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên ở các đại dương có thể phục hồi.
Bất chấp tác động tàn phá môi trường và cuộc sống trên các đại dương suốt nhiều thập kỷ qua, các nỗ lực bảo vệ đại dương của nhân loại đã giúp phục hồi 10-15% hệ sinh thái và số lượng các loài sinh vật trên các đại dương thông qua thiết lập các khu vực bảo tồn quy mô lớn và xác định các lĩnh vực quan trọng về hệ sinh thái và sinh học trong các môi trường biển sâu và đại dương. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cam kết tiếp tục thúc đẩy các tiến bộ này tại Hội nghị Rio+20./.
Hành động này nhằm mở rộng các khu vực được bảo vệ trên đại dương và giảm ô nhiễm, ngăn chặn nguy cơ khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên của đại dương cũng như các tác động của biến đổi khí hậu đối với các đại dương.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5), ông Ban Ki-moon nhấn mạnh hiện chỉ có chưa đầy 1% môi trường các đại dương được bảo vệ so với 15% môi trường trên đất liền, song bằng nỗ lực hành động của các quốc gia, khu vực và quốc tế, thế giới có thể bảo tồn được 10% các khu vực biển và ven biển vào năm 2020 - mục tiêu đã được Hội nghị các bên Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học tại thành phố Aichi của Nhật Bản nhất trí đạt được. Đây là bước tiến quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học vì "Tương lai mà nhân loại mong muốn" theo tinh thần Hội nghị Rio+20.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo đại dương - nơi cung cấp cho nhân loại các hệ sinh thái vô giá và hơn 50% lượng oxy cho sự sống trên Trái Đất, đang bị tàn phá và khai thác cạn kiệt. Hơn 50% nguồn hải sản của các đại dương đã bị khai thác quá mức, trong khi 30-35% các môi trường hải dương quan trọng như cỏ biển, các rặng san hô, rừng đước cũng bị tàn phá. Các chất thải từ đất liền ra biển tiếp tục giết hại các sinh vật biển cũng như tạo ra các vùng biển chết trên các đại dương.
Việc tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang tác động nguy hại đến thời tiết trên các đại dương, đẩy nhanh tốc độ axít hóa, làm nước bề mặt đại dương nóng lên, làm tan băng ở các cực khiến nước biển dâng cao. Hậu quả này thực sự đe dọa toàn nhân loại.
Tuy nhiên, người đứng đầu Liên hợp quốc cũng lạc quan rằng nếu mối đe dọa của con người đối với các đại dương giảm bớt hoặc được loại bỏ, các hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên ở các đại dương có thể phục hồi.
Bất chấp tác động tàn phá môi trường và cuộc sống trên các đại dương suốt nhiều thập kỷ qua, các nỗ lực bảo vệ đại dương của nhân loại đã giúp phục hồi 10-15% hệ sinh thái và số lượng các loài sinh vật trên các đại dương thông qua thiết lập các khu vực bảo tồn quy mô lớn và xác định các lĩnh vực quan trọng về hệ sinh thái và sinh học trong các môi trường biển sâu và đại dương. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cam kết tiếp tục thúc đẩy các tiến bộ này tại Hội nghị Rio+20./.
(TTXVN)