Thưởng thức 7 loại hình âm nhạc cổ Việt Nam -Di sản của Nhân loại

[Podcast] Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - Bảo tàng của tiếng Nghệ, tiếng Việt cổ

Ngôn ngữ của Ví, Giặm mang hơi thở cuộc sống thường ngày với thổ ngữ, tiếng địa phương xứ Nghệ, tạo nên một hệ thống ca từ phong phú, đặc sắc vào loại bậc nhất trong kho tàng Dân ca Việt Nam. 

Tập 5: Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - Bảo tàng của tiếng Nghệ, tiếng Việt cổ

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, hay cũng được gọi là Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, được Ủy ban UNESCO chính thức công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại” vào tối 27/11/2014, tại Paris, Pháp, cùng với 34 Di sản khác của thế giới.

Những giai điệu trữ tình kết hợp với ca từ mộc mạc, dân dã được thể hiện bằng ngữ âm xứ Nghệ đã làm nên chất riêng vô cùng độc đáo của Dân ca Ví, Giặm.

Ngôn ngữ của Ví, Giặm mộc mạc, dân dã, mang hơi thở cuộc sống hàng ngày của vùng đất với những thổ ngữ, tiếng địa phương xứ Nghệ, tạo nên một hệ thống ca từ phong phú, đặc sắc vào loại bậc nhất trong kho tàng Dân ca Việt Nam.

Theo ngôn ngữ học, tiếng Nghệ là một thứ tiếng cổ, nhiều từ được coi là phương ngữ trong tiếng Nghệ thực ra là những từ tiếng Việt cổ còn lưu lại. Từ ngữ trong tiếng Nghệ mang những đặc trưng độc đáo, đa nghĩa, giàu thanh điệu.

Ngày nay, tiếng Nghệ đã được phổ thông hóa nhiều, nhưng trong Ví, Giặm vẫn lưu giữ cả kho từ cổ vô cùng phong phú, được các nhà nghiên cứu coi như bảo tàng của tiếng Nghệ, tiếng Việt cổ./.

[Tập 1: Nhã nhạc Cung đình Huế - đỉnh cao của dòng âm nhạc bác học Việt Nam]

[Tập 2: Quan họ Bắc Ninh - Những làn điệu thiết tha, say đắm]

[Tập 3: Nghệ thuật Ca trù - Sự kết hợp đỉnh cao của thơ ca và âm nhạc]

[Tập 4: Hát Xoan Phú Thọ - Những khúc dân ca cổ xưa nhất của người Việt]

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục