Chiều 19/8, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp xem xét đề nghị của Chính phủ về việc ký và phê chuẩn Công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Ngày 17/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật nuôi con nuôi, đánh dấu sự thay đổi lớn về mặt pháp lý, tiếp tục đảm bảo sự hài hòa, tương thích với các quy định của Công ước LaHay về nuôi con nuôi mà nước ta đang chuẩn bị ký và phê chuẩn.
Luật nuôi con nuôi chú trọng các vấn đề cơ bản: Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng và bảo đảm quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc với cha mẹ đẻ, người thân thích và hòa nhập cộng đồng xã hội để phát triển bình thường trên quê hương, đất nước mình; Tách bạch vấn đề hỗ trợ nhân đạo và việc cho nhận con nuôi; Minh bạch hóa lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài; Quy định rõ về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết quá trình chuẩn bị tham gia Công ước LaHay của Việt Nam đã diễn ra từ năm 2005. Kể từ đó đến nay, với những nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi, cùng với sự ủng hộ tích cực của các nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam, cơ hội cho việc Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước LaHay đã chín muồi và thuận lợi.
Khung pháp luật của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của Công ước LaHay.
Nhiều quy định trong Công ước đã được nội luật hóa trong Luật nuôi con nuôi và sẽ tiếp tục được nội luật hóa đầy đủ trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi, tạo thuận lợi cho việc thực hiện Công ước.
Do đó, khi Công ước có hiệu lực với Việt Nam, việc thực hiện quy trình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo đúng yêu cầu của Công ước là hoàn toàn khả thi.
Sau khi thảo luận, trao đổi, đa số ý kiến của các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế./.
Ngày 17/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật nuôi con nuôi, đánh dấu sự thay đổi lớn về mặt pháp lý, tiếp tục đảm bảo sự hài hòa, tương thích với các quy định của Công ước LaHay về nuôi con nuôi mà nước ta đang chuẩn bị ký và phê chuẩn.
Luật nuôi con nuôi chú trọng các vấn đề cơ bản: Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng và bảo đảm quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc với cha mẹ đẻ, người thân thích và hòa nhập cộng đồng xã hội để phát triển bình thường trên quê hương, đất nước mình; Tách bạch vấn đề hỗ trợ nhân đạo và việc cho nhận con nuôi; Minh bạch hóa lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài; Quy định rõ về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết quá trình chuẩn bị tham gia Công ước LaHay của Việt Nam đã diễn ra từ năm 2005. Kể từ đó đến nay, với những nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi, cùng với sự ủng hộ tích cực của các nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam, cơ hội cho việc Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước LaHay đã chín muồi và thuận lợi.
Khung pháp luật của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của Công ước LaHay.
Nhiều quy định trong Công ước đã được nội luật hóa trong Luật nuôi con nuôi và sẽ tiếp tục được nội luật hóa đầy đủ trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi, tạo thuận lợi cho việc thực hiện Công ước.
Do đó, khi Công ước có hiệu lực với Việt Nam, việc thực hiện quy trình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo đúng yêu cầu của Công ước là hoàn toàn khả thi.
Sau khi thảo luận, trao đổi, đa số ý kiến của các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)