Báo chí Pháp ngày 13/7 đã đăng nhiều tin bài tổng kết World Cup 2010 vừa được tổ chức thành công tại Nam Phi, trong đó nhận xét màn đăng quang hoàn hảo của Tây Ban Nha là dấu son khép lại sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh lần đầu tiên diễn ra ở lục địa Đen.
Theo nhật báo Les Echos, World Cup 2010 đã rất thành công về mặt an ninh. Trong suốt thời gian diễn ra World Cup, đã không xảy ra rắc rối đáng kể nào, trong khi Nam Phi xưa nay nổi tiếng là một quốc gia mất an ninh.
Tờ báo cho rằng đất nước Cầu Vồng đã vượt qua thử thách của lần đầu tiên tổ chức World Cup với sự nhiệt tình và thân thiện của người dân. Báo này nhận xét với việc Nam Phi tổ chức thành công World Cup 2010, châu Phi không còn nằm bên lề lịch sử nữa, giai đoạn bị cộng đồng quốc tế xem thường đã kết thúc.
World Cup 2010 cũng sẽ được nhớ đến với sự lên ngôi của tân vương Tây Ban Nha, nối dài thêm danh sách những cường quốc bóng đá từng đạt tới ngôi vị cao nhất của bóng đế thế giới. Ngoài ra, theo Les Echos, World Cup 2010 cho thấy bóng đá tiếp tục khẳng định giá trị toàn cầu của mình, không chỉ vượt qua ranh giới châu lục, văn hóa, thế hệ, mà còn vượt qua cả ranh giới giới tính.
World Cup 2010 cũng có thể được xem là một thành công về mặt kinh tế. Nhật báo La Croix dẫn số liệu từ chính quyền Nam Phi cho biết trong thời gian diễn ra World Cup, lượng người nhập cảnh vào nước này tăng 25% trong khi Tập đoàn dịch vụ tài chính Visa của Mỹ cho biết từ ngày 1 đến 20/6, chỉ số giao dịch của tập đoàn này ở Nam Phi tăng 35 triệu euro so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Chính phủ Nam Phi, World Cup 2010 đã mang đến cho kinh tế nước này 3,9 tỷ euro, tạo ra 130.000 việc làm, giúp lĩnh vực an ninh đạt nhiều tiến bộ và du lịch phát triển.
Tuy nhiên, tờ La Croix cũng đề cập "mảng xám" liên quan tới Wold Cup 2010. Báo này dẫn ý kiến chuyên gia cho rằng các việc làm được tạo ra trong thời gian World Cup 2010 chỉ mang tính tạm thời.
Trong khi đó, Chính phủ Nam Phi đã chi 3,4 tỉ euro cho World Cup 2010, phần lớn để nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng các sân vận động hiện đại. Theo La Croix, khoản kinh phí khổng lồ này đã được đầu tư vào các công trình chỉ hữu ích cho một bộ phận nhỏ dân chúng và không đáp ứng được nhu cầu thực sự của đất nước cực Nam châu Phi này./.
Theo nhật báo Les Echos, World Cup 2010 đã rất thành công về mặt an ninh. Trong suốt thời gian diễn ra World Cup, đã không xảy ra rắc rối đáng kể nào, trong khi Nam Phi xưa nay nổi tiếng là một quốc gia mất an ninh.
Tờ báo cho rằng đất nước Cầu Vồng đã vượt qua thử thách của lần đầu tiên tổ chức World Cup với sự nhiệt tình và thân thiện của người dân. Báo này nhận xét với việc Nam Phi tổ chức thành công World Cup 2010, châu Phi không còn nằm bên lề lịch sử nữa, giai đoạn bị cộng đồng quốc tế xem thường đã kết thúc.
World Cup 2010 cũng sẽ được nhớ đến với sự lên ngôi của tân vương Tây Ban Nha, nối dài thêm danh sách những cường quốc bóng đá từng đạt tới ngôi vị cao nhất của bóng đế thế giới. Ngoài ra, theo Les Echos, World Cup 2010 cho thấy bóng đá tiếp tục khẳng định giá trị toàn cầu của mình, không chỉ vượt qua ranh giới châu lục, văn hóa, thế hệ, mà còn vượt qua cả ranh giới giới tính.
World Cup 2010 cũng có thể được xem là một thành công về mặt kinh tế. Nhật báo La Croix dẫn số liệu từ chính quyền Nam Phi cho biết trong thời gian diễn ra World Cup, lượng người nhập cảnh vào nước này tăng 25% trong khi Tập đoàn dịch vụ tài chính Visa của Mỹ cho biết từ ngày 1 đến 20/6, chỉ số giao dịch của tập đoàn này ở Nam Phi tăng 35 triệu euro so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Chính phủ Nam Phi, World Cup 2010 đã mang đến cho kinh tế nước này 3,9 tỷ euro, tạo ra 130.000 việc làm, giúp lĩnh vực an ninh đạt nhiều tiến bộ và du lịch phát triển.
Tuy nhiên, tờ La Croix cũng đề cập "mảng xám" liên quan tới Wold Cup 2010. Báo này dẫn ý kiến chuyên gia cho rằng các việc làm được tạo ra trong thời gian World Cup 2010 chỉ mang tính tạm thời.
Trong khi đó, Chính phủ Nam Phi đã chi 3,4 tỉ euro cho World Cup 2010, phần lớn để nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng các sân vận động hiện đại. Theo La Croix, khoản kinh phí khổng lồ này đã được đầu tư vào các công trình chỉ hữu ích cho một bộ phận nhỏ dân chúng và không đáp ứng được nhu cầu thực sự của đất nước cực Nam châu Phi này./.
(TTXVN/Vietnam+)