Vì vậy, tự đề xuất và đưa ra các quy tắc ứng xử cũng là một điều kiện đểnâng vị thế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việtngay trong nước và trên trường quốc tế.
Việc các doanh nghiệp thực hiện các bộ quy tắc ứng xử về an toàn lao động,vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường… thực chất là việc giải quyết lợi ích giữacác bên liên quan như doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà đầu tư, người lao động,cộng đồng xã hội.
Hiện nay, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp ViệtNam chủ yếu là các bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp hay các tổ chức nướcngoài khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Trên thế giới đang có khoảng hơn 1.000 bộ quy tắc ứng xử. Việc lựa chọn,thực thi bộ quy tắc ứng xử nào phụ thuộc vào mỗi nghề nghiệp, mỗi thị trườngxuất khẩu.
Với điều kiện đặc thù, vốn ít, kinh nghiệm chưa nhiều nên một sốdoanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trong việc thực thi các bộ quy tắc ứngxử, dẫn đến các hiện tượng kiện tụng từ phía các đối thủ cạnh tranh.
Các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam không được sử dụng trong các khách sạn4-5 sao tại Việt Nam vì chưa có được bộ quy chuẩn có tiêu chuẩn tương đương vớicác bộ quy chuẩn quốc tế, gây lo ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực khách sạn, nhà hàng ăn uống cao cấp.
Do đó, việc đầu tư cho thương hiệu của mỗi doanh nghiệp không chỉ bắt đầuqua việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử của bên ngoài, mà cần có và quan trọnghơn là xây dựng hình ảnh, thương hiệu chung của quốc gia.
Nâng cao tiêu chuẩn quốc gia lên bằng với tiêu chuẩn quốc tế là cách cácdoanh nghiệp Việt Nam dần tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế./.