Xu hướng ứng dụng AI trong các ngân hàng thương mại Việt

Việc sử dụng AI và các công nghệ khác giúp LiveBank của Ngân hàng Tiên Phong đáp ứng được trên 80% nhu cầu của khách hàng.
Xu hướng ứng dụng AI trong các ngân hàng thương mại Việt ảnh 1Giao dịch tiện lợi và an toàn chỉ bằng một chạm vân tay tại TPBank LiveBank. (Ảnh: Vietnam+)

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần được ứng dụng phổ biến tại nhiều ngân hàng, trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng lẫn chuyển đổi vận hành nội bộ. Khách hàng chính là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ những trải nghiệm chưa từng có như lấy thẻ chỉ sau vài phút, nhận diện sau 3 giây không cần giấy tờ tùy thân, mở tài khoản tại bất kỳ đâu… 

Bóng dáng AI trong mọi sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán khẳng định nếu so sánh về trình độ công nghệ, các ngân hàng Việt Nam không hề thua kém các ngân hàng thế giới.

Thực tế, tất cả công nghệ mà các ngân hàng hàng đầu thế giới đang áp dụng như AI, công nghệ máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), nhận dạng ký tự quang học (OCR)… cũng được nhiều ngân hàng Việt tiên phong ứng dụng từ lâu. Thậm chí, hệ thống máy VTM (LiveBank) mà TPBank đang đầu tư còn đứng đầu thế giới.

Trong các công nghệ trên, AI đang được nhiều ngân hàng áp dụng. AI được hiểu là đem trí thông minh của con người gán cho máy móc, để máy móc học như con người, có thể thay thế nhiều hoạt động của con người với tốc độ nhanh gấp nhiều lần.

[TPBank ứng dụng công nghệ trong chuyển tiền nhanh liên ngân hàng]

Câu chuyện TPBank LiveBank không cần bất kỳ giấy tờ nào vẫn có thể nhận diện chính xác từng người trong số hàng triệu khách hàng chỉ trong 3 giây, nhả thẻ sau 5 phút khách hàng làm thủ tục mở thẻ…là ví dụ điển hình cho thấy, AI đã làm thay đổi chóng mặt sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, phá vỡ mọi quy tắc của ngân hàng truyền thống.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho hay: “Hệ thống LiveBank mà chúng tôi đầu tư cách đây 3 năm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mà ngân hàng truyền thống không bao giờ làm được. Ví dụ, hiện nay, không ngân hàng nào cho phép khách hàng ra mở thẻ mà sau 5 phút đã có thể cầm thẻ ra về, sử dụng ngay lập tức như với LiveBank. Cũng không có ngân hàng nào mà khách hàng không cần giấy tờ tùy thân ngân hàng vẫn có thể nhận diện ngay lập tức trong vòng 3 giây như LiveBank.

Để có thể nhận diện chính xác một khách hàng trong hàng triệu khách hàng dù không có giấy tờ tùy thân, chỉ có AI - sử dụng 128 thông số để phân tích- mới làm được. Việc sử dụng AI và các công nghệ khác giúp LiveBank đáp ứng được trên 80% nhu cầu của khách hàng.”

Xu hướng ứng dụng AI trong các ngân hàng thương mại Việt ảnh 2Sự khác biệt bên trong ngân hàng số hàng đầu như TPBank là việc làm chủ những công nghệ lõi, hướng đến một ngân hàng tương lai, thay vì phụ thuộc vào đối tác. (Ảnh: Vietnam+)

Được biết, không chỉ với LiveBank, rất nhiều sản phẩm, dịch vụ đều được TPBank “nhúng” AI và các công nghệ khác như máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay nhận dạng ký tự quang học (OCR)… Sự “chịu chơi” đầu tư công nghệ khiến TPBank thay đổi toàn diện sản phẩm và trải nghiệm người dùng, trở thành ngân hàng số dẫn đầu thị trường. 

"Trên 80% ứng dụng công nghệ mới của TPBank có sử dụng AI," ông Nguyễn Hưng nói.

Muốn thành công, ngân hàng phải chuyển đổi số từ “lõi”

Theo các chuyên gia, AI có thể ứng dụng trong hầu hết hoạt động ngân hàng như:  chăm sóc khách hàng (trợ lý ảo Chatbot), ứng ụng trong quản lý khoản vay,  đánh giá chất lượng tín dụng,  phát hiện gian lận, quản trị khoản vay, mở thẻ tín dụng, quản trị rủi ro, cá nhân hóa dịch vụ sản phẩm…

Tuy nhiên, sử dụng AI như thế nào không phải là chuyện đơn giản. Lãnh đạo một ngân hàng cho hay, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của AI, nhưng khi đi vào vận hành thì cả năm vẫn chật vật vì không thể “dạy dỗ” được AI hoạt động theo ý muốn, dù đã sử dụng rất nhiều dữ liệu.  Chưa kể, bài toán lựa chọn công nghệ để đầu tư cũng là câu chuyện đau đầu.

Dễ thấy, trên thị trường, những ngân hàng thành công “thuần hóa” AI đều là những ngân hàng theo đuổi chiến lược số hóa từ rất sớm, có sự đầu tư công nghệ bài bản. Đơn cử như TPBank, định hướng phát triển ngân hàng số đã được vạch ra ngay từ năm 2012, khi ngân hàng bắt đầu tái cấu trúc lại chiến lược kinh doanh. Nhờ chiến lược này mà TPBank đã vươn mình từ ngân hàng yếu kém lên thành top 10 ngân hàng tốt nhất hệ thống. TPBank cũng liên tục nhiều năm dẫn đầu về mảng ngân hàng số.

Ông Nguyễn Hưng chia sẻ thêm, áp dụng AI nói riêng hay chuyển đổi số nói chung, muốn thành công không chỉ cần sự quyết tâm của lãnh đạo ngân hàng mà phải mang được tinh thần này thấm sâu vào từng thành viên tại tất cả các phòng, ban trong ngân hàng.  

“Trước đây, để mở mới một tài khoản của khách hàng, chúng tôi cần ít nhất 20 phút, nhưng nhờ những cải tiến có sử dụng AI, hiện quy trình này rút ngắn chỉ còn 5-6 phút. Đương nhiên, để làm được điều này, chúng tôi phải đổi mới toàn bộ quy trình, thay đổi tư duy trong nội bộ. Chuyển đổi số không chỉ là công việc của khối công nghệ thông tin mà là của tất cả khối, các đơn vị trong ngân hàng, khi đó chuyển đổi số mới thành công,” ông Hưng nói./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục