Thức trắng đêm cẩu tàu Cát Linh - Hà Đông lên đường sắt trên cao

Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray

Gần 3 giờ sáng 21/2, cẩu bánh xích 400 tấn đã nâng thành công toa tàu đầu tiên lên ray tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) trong tiếng reo hò của rất đông đảo mọi người chứng kiến.
Toàn cảnh quá trình cẩu toa tàu Cát Linh - Hà Đông đầu tiên lên đường ray trên cao. (Video: Minh Sơn/Vietnam+)

Sau một thời gian nghiên cứu, các đơn vị thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã thống nhất vị trí cẩu lắp đoàn tàu đầu tiên lên ray chính tuyến trên cầu cạn tại vị trí từ trụ JR02 đến JR06, khu vực ga La Khê nằm trên đường Quang Trung - Hà Đông. Phương án thi công chi tiết cẩu lắp đoàn tàu do Tổng thầu EPC thực hiện.

Ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, bắt đầu từ 22 giờ 30 phút ngày 20/2 đến 5 giờ sáng ngày 21/02, 2 toa xe đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được cẩu lên ray trên cao ở ga La Khê.

Theo ông Thành, việc cẩu các toa tàu lên cầu cạn sẽ được thực hiện bằng cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 (cần cẩu loại 250 tấn), cần chính 51,8m; bán kính hoạt động từ 10,8-12m ứng với trọng lượng mã hàng tương ứng từ 84,5-79,5 tấn, để cẩu lắp đoàn tàu.

Trong thời gian chuẩn bị cẩu lắp các toa tàu, cơ quan chức năng cấm toàn bộ giao thông chiều đường tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung-Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La đồng thời tổ chức hướng dẫn giao thông đi hai chiều bên phía đường còn lại. Trong thời gian cẩu, cấm toàn bộ đoạn đường khu vực này (theo cả 2 chiều đoạn từ ngã ba Quang Trung-Phan Đình Giót đến ngã tư Quang Trung-Lê Trọng Tấn).

 Việc cẩu các toa tàu lên cầu cạn được thực hiện bằng cẩu bánh xích loại 250 tấn. Mỗi đầu kéo và toa tàu có thời gian thi công lắp đặt từ 1,5 đến 2 tiếng đồng hồ.

Muộn hơn dự kiến ban đầu hơn 2 tiếng, khoảng hơn 0 giờ ngày 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được vận chuyển từ đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) đến nhà ga La Khê (đường Quang Trung) để đưa lên đường ray. Khoảng 0 giờ 15, toa tàu được đưa vào đoạn nhà ga La Khê trên đường Quang Trung (Hà Đông).

Một số hình ảnh VietnamPlus ghi nhận tại khu vực thi công:

Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 1Nhằm tránh cho mặt đường bị sụt lún khi nâng các toa, các công nhân đã lót những tấm sắt lớn lên mặt đường tại khu vực máy cẩu bánh xích đè lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 2Khoảng 10 giờ tối ngày 20/2, toàn bộ khu vực cẩu đã được rào chắn cẩn thận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 3Để việc đưa tàu lên được cân bằng, các kỹ sư sử dụng một giá đỡ được nối dây cáp lớn ở hai đầu. Cẩu trục để nâng được toa tàu cũng phải sử dụng loại 250 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 4Hơn 12 giờ đêm 20 rạng sáng 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được vận chuyển đến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 5Toàn bộ toa tàu được giằng xích và phủ bạt cẩn thận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 6Theo Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, mỗi đêm dự kiến lắp 2 toa. Tuy nhiên, toa tàu đầu tiên tính cả quá trình di chuyển, lắp đặt mất hơn 3 tiếng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 7Quá trình chuẩn bị để cẩu toa tàu mất hơn 1 tiếng. Phía trên khi toa tàu được đưa lên, có khoảng 6 nhân viên và kỹ sư dùng dây thừng, kết hợp với tài xế máy cẩu để điều chỉnh cho bánh tàu khớp với đường ray. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 8Quá trình nối hai đầu dây cáp để tạo sự cân bằng mất rất khó khăn, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 9Có thời điểm mọi việc đã hoàn tất, tuy nhiên các kỹ sư phải tháo ra và làm lại từ đầu để đảm bảo một cách chính xác nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 10Toa đầu máy được cẩu lên nặng khoảng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 11Quá trình cẩu đầu máy lên hết sức chậm rãi trong sự mong chờ của rất nhiều người dân đã thức trắng đêm để theo dõi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 12(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 13(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 14Thời gian thi công dự kiến đến hết ngày 26/2/2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 15Những kỹ sư trên đường ray cẩn thận theo dõi và điều chỉnh bánh tàu khớp với đường ray. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 16Dự kiến trong những đêm tiếp theo, 3 toa tàu còn lại sẽ được cẩu vào đường ray ở khu vực nhà ga La Khê. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 17(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray ảnh 18Khi toa tàu đầu tiên được lắp đặt thành công, đồng loạt mọi người đều vỗ tay hoan hô vì mọi việc đều tiến hành thuận lợi. Thời gian tới, 12 toa tàu còn lại tiếp tục được lắp đặt để chạy thử nghiệm vào tháng 9 và phục vụ thương mại năm 2018, chậm 3 năm so với kế hoạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục