Ngày 20/8, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức hội thảo quốc tế "Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống dân tộc Cơtu tại huyện Nam Đông," thu hút nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước tham dự.
Tại hội thảo, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, các nghiên cứu, khảo cứu về văn hóa dân tộc Cơtu, về kiến trúc bản địa, kết hợp với du lịch sinh thái và các giải pháp góp phần thân thiện với môi trường.
Trên cơ sở đó, các bên đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm phục dựng hoặc trùng tu nhà Gươl, hoặc tổ chức các hoạt động du lịch công cộng để bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống dân tộc Cơtu tại địa phương.
Các địa biểu cho rằng công tác phục dựng hoặc trùng tu này phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về văn hoá truyền thống; đồng thời phải đủ điều kiện để làm sống lại không gian văn hóa thông qua diễn giải du lịch, là điểm nhấn thu hút khách du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng góp phần mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
Tại Thừa Thiên-Huế, dân tộc Cơtu tập trung chủ yếu ở huyện miền núi Nam Đông và một phần ở tây nam huyện A Lưới (Cơtu là tên gọi chính được đồng bào thừa nhận với nghĩa là người sống ở đầu ngọn nước).
Như phần đông các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn, người Cơtu chuyên sống bằng trồng trọt trên nương, rẫy. Làng bản của người Cơtu có chủ làng do hội đồng già làng bầu ra.
Đặc biệt, làng người Cơtu có sân làng, giữa sân có một cột (để làm lễ đâm trâu), nhà Gươl (thường là nhà sàn) là biểu tượng văn hóa của người Cơtu. Nhà Gươl được dùng làm nơi tiếp khách trọng, hội họp, cất giữ các đồ quý của làng.
Ngoài ra, người Cơtu còn có các lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa. Lễ này có thể được tổ chức trong phạm vi gia đình, dòng họ và cả cộng đồng.
Bên cạnh đó, kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Cơtu độc đáo với nhiều bài hát, điệu múa, bài thơ, truyện kể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; nghệ thuật điêu khắc và trang trí truyền thống cũng rất tinh xảo với những bức vẽ, chạm khắc ở nhà gươl, những bức tượng khỏa thân treo ở cổng làng hoặc những bức tượng rất đa dạng phản ánh nhiều tâm trạng của con người ở xung quanh các nhà mồ...
Việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống dân tộc Cơtu nhằm góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần vùng đồng bào các dân tộc tại Thừa Thiên-Huế.../.
Tại hội thảo, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, các nghiên cứu, khảo cứu về văn hóa dân tộc Cơtu, về kiến trúc bản địa, kết hợp với du lịch sinh thái và các giải pháp góp phần thân thiện với môi trường.
Trên cơ sở đó, các bên đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm phục dựng hoặc trùng tu nhà Gươl, hoặc tổ chức các hoạt động du lịch công cộng để bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống dân tộc Cơtu tại địa phương.
Các địa biểu cho rằng công tác phục dựng hoặc trùng tu này phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về văn hoá truyền thống; đồng thời phải đủ điều kiện để làm sống lại không gian văn hóa thông qua diễn giải du lịch, là điểm nhấn thu hút khách du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng góp phần mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
Tại Thừa Thiên-Huế, dân tộc Cơtu tập trung chủ yếu ở huyện miền núi Nam Đông và một phần ở tây nam huyện A Lưới (Cơtu là tên gọi chính được đồng bào thừa nhận với nghĩa là người sống ở đầu ngọn nước).
Như phần đông các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn, người Cơtu chuyên sống bằng trồng trọt trên nương, rẫy. Làng bản của người Cơtu có chủ làng do hội đồng già làng bầu ra.
Đặc biệt, làng người Cơtu có sân làng, giữa sân có một cột (để làm lễ đâm trâu), nhà Gươl (thường là nhà sàn) là biểu tượng văn hóa của người Cơtu. Nhà Gươl được dùng làm nơi tiếp khách trọng, hội họp, cất giữ các đồ quý của làng.
Ngoài ra, người Cơtu còn có các lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa. Lễ này có thể được tổ chức trong phạm vi gia đình, dòng họ và cả cộng đồng.
Bên cạnh đó, kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Cơtu độc đáo với nhiều bài hát, điệu múa, bài thơ, truyện kể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; nghệ thuật điêu khắc và trang trí truyền thống cũng rất tinh xảo với những bức vẽ, chạm khắc ở nhà gươl, những bức tượng khỏa thân treo ở cổng làng hoặc những bức tượng rất đa dạng phản ánh nhiều tâm trạng của con người ở xung quanh các nhà mồ...
Việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống dân tộc Cơtu nhằm góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần vùng đồng bào các dân tộc tại Thừa Thiên-Huế.../.
Quốc Việt (TTXVN)