Ngày 24/12, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết vừa phát hiện một di tích của người Chăm xưa tại khu vực giáp ranh giữa hai huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.
Tại đây các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện những dấu tích của một công trình kiến trúc xưa, với đế tháp, tường tháp và những đường nét hoa văn được trau chuốt kỹ đã bị đập phá.
Tiếp tục thăm dò thêm một số điểm bên ngoài chân đế của kiến trúc, đoàn khảo cổ học đã phát hiện được nguyên vẹn đầu tượng thần Shiva.
Theo các nhà khảo cổ, tượng thần được xác định có từ thế kỷ thứ VIII, đây là phát hiện có giá trị nhất ở Bình Thuận và là một trong những phát hiện mới, có giá trị về khảo cổ học Việt Nam.
Trước đó, tại di tích Phú Trường (thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận), các nhà khảo cổ đã khai quật và phát hiện một khối lượng di tích, di vật khá phong phú như rìu đá, chum táng, nồi gốm, dọi se chỉ, đồ trang sức...
Dấu ấn đậm nét nhất của di chỉ này là nghệ thuật chạm khắc trên đồ gốm. Hoa văn trang trí còn có các loại như khắc vạch kết hợp in chấm, hoa văn hình xương cá, khắc vạch ca rô, in mép vỏ sò, đắp nổi, in chấm bằng que nhiều răng...
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, với một số hiện vật tìm thấy có thể khẳng định di tích Phú Trường là một di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh.
Hiện nay Bình Thuận có trữ lượng các di tích Sa Huỳnh rất lớn. Hầu như trên cồn cát ven biển dọc các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc điều có di tích dạng này.
Tuy nhiên các di tích này đang có nguy cơ xóa sổ bởi nạn dò tìm cổ vật trái phép; hoạt động khai thác cát và các hoạt động dân sinh khác... Do đó cần phải nhanh chóng khoanh vùng để bảo vệ di tích.
Theo kế hoạch, sắp tới bảo tàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khảo sát, nhất là trên những cồn cát phân bố ở cửa sông ven biển, tiến tới xây dựng bản đồ các di tích Sa Huỳnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận./.
Tại đây các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện những dấu tích của một công trình kiến trúc xưa, với đế tháp, tường tháp và những đường nét hoa văn được trau chuốt kỹ đã bị đập phá.
Tiếp tục thăm dò thêm một số điểm bên ngoài chân đế của kiến trúc, đoàn khảo cổ học đã phát hiện được nguyên vẹn đầu tượng thần Shiva.
Theo các nhà khảo cổ, tượng thần được xác định có từ thế kỷ thứ VIII, đây là phát hiện có giá trị nhất ở Bình Thuận và là một trong những phát hiện mới, có giá trị về khảo cổ học Việt Nam.
Trước đó, tại di tích Phú Trường (thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận), các nhà khảo cổ đã khai quật và phát hiện một khối lượng di tích, di vật khá phong phú như rìu đá, chum táng, nồi gốm, dọi se chỉ, đồ trang sức...
Dấu ấn đậm nét nhất của di chỉ này là nghệ thuật chạm khắc trên đồ gốm. Hoa văn trang trí còn có các loại như khắc vạch kết hợp in chấm, hoa văn hình xương cá, khắc vạch ca rô, in mép vỏ sò, đắp nổi, in chấm bằng que nhiều răng...
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, với một số hiện vật tìm thấy có thể khẳng định di tích Phú Trường là một di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh.
Hiện nay Bình Thuận có trữ lượng các di tích Sa Huỳnh rất lớn. Hầu như trên cồn cát ven biển dọc các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc điều có di tích dạng này.
Tuy nhiên các di tích này đang có nguy cơ xóa sổ bởi nạn dò tìm cổ vật trái phép; hoạt động khai thác cát và các hoạt động dân sinh khác... Do đó cần phải nhanh chóng khoanh vùng để bảo vệ di tích.
Theo kế hoạch, sắp tới bảo tàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khảo sát, nhất là trên những cồn cát phân bố ở cửa sông ven biển, tiến tới xây dựng bản đồ các di tích Sa Huỳnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận./.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)