"Chúng tôi thèm khát một danh hiệu" - đó là câu nói của tiền vệ Cesc Fabregas trước trận đương kim vô địch châu Âu Tây Ban Nha gặp đối thủ Thụy Sĩ tại World Cup này.
Nếu nói một cách bóng bẩy về thực lực của Tây Ban Nha tại giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh năm nay, có thể dùng cụm từ đầy hình ảnh "các cầu thủ xứ sở bò tót đang cưỡi trên những con sóng bạc đầu đầy sức mạnh."
Một chiến thắng thuyết phục tại Euro 2008, thành tích choáng ngợp của Barcelona trong mùa giải 2009 và La Roja (biệt danh của tuyển Tây Ban Nha) được coi là ứng cử viên hàng đầu cùng Brazil cho trận chung kết dường như là quá đủ để nói về "ông lớn" này. Song, vẫn có những khoảng lặng và đó chính là dù được đánh giá cao trong làng bóng đá thế giới, dù giành thứ hạng hàng đầu trong bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), La Roja vẫn chưa từng một lần đăng quang tại World Cup. Thành tích cao nhất của họ tại đấu trường đỉnh cao này là vị trí thứ tư năm 1950.
Tuy nhiên, các cầu thủ như thủ môn dày dạn Iker Casillas, các "pháp sư" Xavi và Andres Iniesta cùng hàng công với các chân sút trái phá David Villa và Fernando Torres đang làm nên một Tây Ban Nha đầy sức mạnh. Tây Ban Nha đang sở hữu một lực lượng tràn ngập ngôi sao trẻ (tuổi thọ trung bình 25,9) từ các câu lạc bộ mạnh nhất thế giới, với lối chơi chủ đạo đậm chất Barcelona: Cầm bóng nhiều và tận dụng nhãn quan chiến thuật của cầu thủ làm bóng để tấn công.
Với tư cách là một ứng cử viên vô địch, sẽ nhiều người cảm thấy bất ngờ nếu như Tây Ban Nha không có được chiến thắng trọn vẹn ở vòng đấu bảng H tại World Cup 2010. Họ cho rằng cả ba đối thủ Honduras, Chile và Thụy Sĩ khó có thể trở thành vật cản đối với nhà đương kim vô địch châu Âu trên chặng đường chinh phục thế giới.
Đến với đối thủ Thụy Sĩ, từng lọt vào Tứ kết các kỳ World Cup 1934, 1938 và 1954, hành trang của họ là ngôi vị đầu bảng vòng loại cùng chuỗi 8 trận bất bại và một huấn luyện viên giàu kinh nghiệm như Ottmar Hitzfeld. Tuy không có được dàn ngôi sao đồng đều, chói sáng như Tây Ban Nha hay hừng hực sức sống trong tấn công như Chile, thậm chí còn đôi ba vị trí có vẻ “chắp vá,” song đội hình của “Schweizer Nati” (biệt danh của Thụy Sĩ) vẫn có thể đặt hy vọng vào Alexander Frei, thủ lĩnh số 1 trên hàng công, cùng người đá cặp ăn ý Blaise N'Kufo.
Thêm nữa, còn phải kể đến các tài năng "nhập khẩu" như tuyển thủ gốc N’Kufo hay danh thủ gốc Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Yakin. Huấn luyện viên Hitzfeld khẳng định Thụy Sĩ sẽ chơi tấn công ở World Cup 2010 khi đang sở hữu những tiền vệ và tiền đạo rất tốt như Tranquillo Barnetta, Gokhan Inler, Yakin, …và hy vọng sẽ thành công, với mục tiêu tối thiểu là vượt qua vòng đấu bảng và xa hơn nữa là lọt vào tốp 8 đội mạnh nhất tại đấu trường năm nay.
Nếu nói một cách bóng bẩy về thực lực của Tây Ban Nha tại giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh năm nay, có thể dùng cụm từ đầy hình ảnh "các cầu thủ xứ sở bò tót đang cưỡi trên những con sóng bạc đầu đầy sức mạnh."
Một chiến thắng thuyết phục tại Euro 2008, thành tích choáng ngợp của Barcelona trong mùa giải 2009 và La Roja (biệt danh của tuyển Tây Ban Nha) được coi là ứng cử viên hàng đầu cùng Brazil cho trận chung kết dường như là quá đủ để nói về "ông lớn" này. Song, vẫn có những khoảng lặng và đó chính là dù được đánh giá cao trong làng bóng đá thế giới, dù giành thứ hạng hàng đầu trong bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), La Roja vẫn chưa từng một lần đăng quang tại World Cup. Thành tích cao nhất của họ tại đấu trường đỉnh cao này là vị trí thứ tư năm 1950.
Tuy nhiên, các cầu thủ như thủ môn dày dạn Iker Casillas, các "pháp sư" Xavi và Andres Iniesta cùng hàng công với các chân sút trái phá David Villa và Fernando Torres đang làm nên một Tây Ban Nha đầy sức mạnh. Tây Ban Nha đang sở hữu một lực lượng tràn ngập ngôi sao trẻ (tuổi thọ trung bình 25,9) từ các câu lạc bộ mạnh nhất thế giới, với lối chơi chủ đạo đậm chất Barcelona: Cầm bóng nhiều và tận dụng nhãn quan chiến thuật của cầu thủ làm bóng để tấn công.
Với tư cách là một ứng cử viên vô địch, sẽ nhiều người cảm thấy bất ngờ nếu như Tây Ban Nha không có được chiến thắng trọn vẹn ở vòng đấu bảng H tại World Cup 2010. Họ cho rằng cả ba đối thủ Honduras, Chile và Thụy Sĩ khó có thể trở thành vật cản đối với nhà đương kim vô địch châu Âu trên chặng đường chinh phục thế giới.
Đến với đối thủ Thụy Sĩ, từng lọt vào Tứ kết các kỳ World Cup 1934, 1938 và 1954, hành trang của họ là ngôi vị đầu bảng vòng loại cùng chuỗi 8 trận bất bại và một huấn luyện viên giàu kinh nghiệm như Ottmar Hitzfeld. Tuy không có được dàn ngôi sao đồng đều, chói sáng như Tây Ban Nha hay hừng hực sức sống trong tấn công như Chile, thậm chí còn đôi ba vị trí có vẻ “chắp vá,” song đội hình của “Schweizer Nati” (biệt danh của Thụy Sĩ) vẫn có thể đặt hy vọng vào Alexander Frei, thủ lĩnh số 1 trên hàng công, cùng người đá cặp ăn ý Blaise N'Kufo.
Thêm nữa, còn phải kể đến các tài năng "nhập khẩu" như tuyển thủ gốc N’Kufo hay danh thủ gốc Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Yakin. Huấn luyện viên Hitzfeld khẳng định Thụy Sĩ sẽ chơi tấn công ở World Cup 2010 khi đang sở hữu những tiền vệ và tiền đạo rất tốt như Tranquillo Barnetta, Gokhan Inler, Yakin, …và hy vọng sẽ thành công, với mục tiêu tối thiểu là vượt qua vòng đấu bảng và xa hơn nữa là lọt vào tốp 8 đội mạnh nhất tại đấu trường năm nay.
Trận Tây Ban Nha gặp Thụy Sĩ diễn ra hồi 21 giờ ngày 16/6 (giờ Việt Nam) trên sân vận động Moses Mabhida ở thành phố Durban với sức chứa 69.000 chỗ ngồi. - Trọng tài: Howard Webb, người Anh. - Thứ tự trong bảng xếp hạng của FIFA: Tây Ban Nha: 2; Thụy Sĩ: 24 - Sơ đồ chiến thuật dự kiến: Tây Ban Nha: 4-5-1; Thụy Sĩ: 4-4-2 - Thụy Sĩ chưa từng đánh bại Tây Ban Nha trong 18 lần chạm trán và để thua 15 trận. |
Hồ Phương (TTXVN/Vietnam+)