Các biến chứng thường xảy ra với người từng mắc COVID và cách điều trị

Sương mù não là triệu chứng phổ biến nhất, cụ thể là tình trạng liên tục mất trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng tập trung hoặc khó khăn khi tìm từ ngữ diễn đạt.

Theo thống kê, tùy biến chủng mà 10-15% người bệnh có thể bị nhiễm lại COVID-19 sau khi đã khỏi hoàn toàn.

Bên cạnh đó, biến chứng sau bệnh, hay còn gọi là COVID-19 kéo dài khiến nhiều bệnh nhân không thể quay lại cuộc sống bình thường như trước kia.

Trước hết, để giảm thiểu di chứng bạn cần hiểu về tình trạng sức khỏe bản thân, phòng ngừa đúng cách, tuân thủ hướng dẫn y tế. Khi không may mắc bệnh, hãy chấp nhận và sống chung cùng bệnh. Sợ hãi không giúp được gì mà hãy tăng cường hiểu biết một cách đúng đắn về cách điều trị cũng như nâng cao kỷ luật bản thân. Cùng với một tinh thần lạc quan, chúng ta sẽ vững vàng chiến thắng dịch bệnh.

Sương mù não

Là triệu chứng phổ biến nhất, cụ thể là tình trạng liên tục mất trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng tập trung hoặc khó khăn khi tìm từ ngữ diễn đạt. Triệu chứng này không quá nặng nề, tuy nhiên về lâu dài sẽ khiến người bệnh trở nên ì trệ.

Các biến chứng thường xảy ra với người từng mắc COVID và cách điều trị ảnh 1

Để cải thiện, bạn có thể chuyển sang ăn nhiều cá, rau và hoa quả, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và dầu oliu giúp tăng khả năng nhớ của não bộ.

Axit béo omega-3 trong cá cũng có thể tăng cường khả năng tập trung và đẩy mạnh tốc độ suy nghĩ ở những người suy giảm nhận thức nhẹ.

[5 cách giải tỏa áp lực vùng cổ, vai, lưng cho cô nàng làm văn phòng]

Bên cạnh đó, đặt mục tiêu duy trì khoảng 150 phút hoạt động thể lực mỗi tuần, cắt giảm sử dụng các thiết bị điện tử để tránh các hormone thần kinh bị kích thích do ảnh hưởng từ ánh sáng xanh.

Đau đầu, mệt mỏi kéo dài

Nếu bản thân đang xảy ra tình trạng này, bạn không cần quá lo lắng mà chỉ cần tập luyện thoải mái và chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Các biến chứng thường xảy ra với người từng mắc COVID và cách điều trị ảnh 2

Bạn nên xây dựng cho mình một thời khóa biểu hợp lý, cân bằng giữa chuyện tập thể dục đều đặn (những bài work-out tại nhà), thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến việc ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và làm việc quá sức.

Giảm vị/khứu giác

Tình trạng tạm thời trong vài tuần hoặc vài tháng, nếu kéo dài hơn, cần thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu.

Hội chứng COVID-19 kéo dài

Những người mắc COVID-19 triệu chứng nặng hoặc kéo dài hơn 6 tháng thường sẽ gặp phải hội chứng này.

Với tên gọi đầy đủ là hội chứng mệt mỏi mãn tính (Myalgic Encephalomyelitis/Chronic fatigue syndrome - ME/CFS), hơn 2,5 triệu người ở Mỹ hàng năm thường bị hội chứng này ghé thăm.

Sau đại dịch COVID-19, triệu chứng sau khi khỏi bệnh của nhiều bệnh nhân có nhiều điểm giống với hội chứng này.

Bác sỹ Anthony Komaroff, một chuyên gia với hàng chục năm nghiên cứu về hội chứng này đã nhận định: “ME/CFS không dẫn đến nguy cơ tử vong nhưng gây ra những biến chứng tồi tệ hơn cả cái chết."

Khi không may mắc phải hội chứng này, các bệnh nhân thường cảm thấy kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần, không lấy lại được năng lượng như trước đây hoặc cảm thấy hồi phục trở lại. Ngoài ra, còn một số triệu chứng vật lý khác như ngứa da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, rối loạn chức năng tình dục, tim đập nhanh, khó kiểm soát bàng quang, mắc bệnh zona (giời leo), mất trí nhớ, mắt mờ, tiêu chảy, ù tai, ảo giác, run…

Các biến chứng thường xảy ra với người từng mắc COVID và cách điều trị ảnh 3

Y học hiểu biết rất ít về ME/CFS. Có bác sỹ cho rằng đây chỉ là hiện tượng tâm lý, chưa có nghiên cứu chính xác nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Nhiều lời khuyên cho rằng cần có một phác đồ điều trị tâm lý cụ thể, kết hợp cùng hướng dẫn dinh dưỡng, điều trị bằng thuốc, tập luyện để cải thiện những triệu chứng này trong một thời gian dài./.

(Đẹp/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục