Các cầu thủ Hà Lan cũng như Đan Mạch đã lên tiếng phàn nàn độ cao so với mực nước biển của sân Soccer City ở thành phố Johannesburg, vốn có độ cao 1.753m, đã tác động mạnh tới màn trình diễn tẻ nhạt của hai đội.
Cả Hà Lan và Đan Mạch được kỳ vọng sẽ mang tới cho khán giả một trận cầu mãn nhãn, giống như cách mà tuyển Đức đã trình diễn trong trận đấu trước đó. Thế nhưng, những gì diễn ra trên sân lại theo chiều hướng ngược lại khi cầu thủ hai đội đá chậm và tỏ ra khá uể oải.
Trước khi trận đấu giữa Hà Lan và Đan Mạch diễn ra, thành phố Johannesburg đã tổ chức hai trận đấu, gồm trận khai mạc giữa Nam Phi và Mexico ở sân Soccer City và trận đấu giữa Argentina với Nigeria ở sân Ellis Park. Tuy nhiên, ban tổ chức không nhận được bất cứ lời phàn nàn nào về độ cao so với mực nước biển của thành phố Johannesburg cho tới khi trận đấu giữa hai đại diện của châu Âu diễn ra.
Theo tiền đạo Dirk Kuyt, cầu thủ ghi bàn thứ hai cho Hà Lan, độ cao so với mực nước biển ở thành phố Johannesburg đã tác động lối chơi của đội bóng "da cam." Tiền đạo của Liverpool cho rằng cả Hà Lan lẫn Đan Mạch đều phải cố gắng làm quen với việc thi đấu ở một độ cao như vậy. Kuyt cũng đồng tình với nhận định rằng trận đấu vừa qua chưa thực sự làm mãn nhãn các cổ động viên song cho hay các cầu thủ đã làm tất cả những gì có thể để thi đấu được trong điều kiện về địa lý như thế.
Cũng có cùng quan điểm với Kuyt, thủ quân Giovanni van Bronckhorst, cầu thủ đã có 100 lần khoác áo tuyển Hà Lan cho biết, anh không hiểu tại sao các cầu thủ lại gặp vấn đề với độ cao so với mực nước biển của thành phố Johannesburg, dù trước đó Hà Lan đã chuẩn bị đối mặt với thử thách này bằng hai tuần tập luyện ở Áo và một tuần ở Nam Phi. Van Bronckhorst tiết lộ rằng anh cảm thấy rất khó chịu trong hiệp một và mọi thứ chỉ được cải thiện sau giờ nghỉ giải lao.
Trong khi đó, trung vệ Daniel Agger cũng xác nhận những khó khăn về điều kiện địa lý, đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối khi các cầu thủ Đan Mạch đã chọn lối chơi quá thận trọng trước Hà Lan. Còn với Thomas Sorensen, thủ môn này cho rằng độ cao so với mực nước biển và không khí loãng đã ảnh hưởng tới quỹ đạo bay của trái bóng. Theo thủ môn đang khoác áo Stoke City, trái bóng bay nhanh hơn trong điều kiện như vậy và các cầu thủ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát quỹ đạo bay của nó.
Ở hai trận đấu tới, Hà Lan sẽ thi đấu ở độ cao thấp hơn khi gặp Nhật Bản và Cameroon, trong khi đó Đan Mạch sẽ tiếp tục phải chơi bóng ở độ cao so với mực nước biển trong hai trận còn lại ở Pretoria và Rustenburg.
Tại World Cup 2010, ba thành phố là Cape Town, Port Elizabeth và Durban có độ cao bình thường, trong khi có tới sáu địa điểm tổ chức các trận đấu co độ cao lớn so với mặt biển.
Thành phố Johannesburg có độ cao so với mặt biển lớn nhất và sau đó là Nelspruit với 1.741m, Rustenburg với 1.500m, Blomfontein với 1.400m, Pretoria với 1.370m và Polokwane với 1.312m./.
Cả Hà Lan và Đan Mạch được kỳ vọng sẽ mang tới cho khán giả một trận cầu mãn nhãn, giống như cách mà tuyển Đức đã trình diễn trong trận đấu trước đó. Thế nhưng, những gì diễn ra trên sân lại theo chiều hướng ngược lại khi cầu thủ hai đội đá chậm và tỏ ra khá uể oải.
Trước khi trận đấu giữa Hà Lan và Đan Mạch diễn ra, thành phố Johannesburg đã tổ chức hai trận đấu, gồm trận khai mạc giữa Nam Phi và Mexico ở sân Soccer City và trận đấu giữa Argentina với Nigeria ở sân Ellis Park. Tuy nhiên, ban tổ chức không nhận được bất cứ lời phàn nàn nào về độ cao so với mực nước biển của thành phố Johannesburg cho tới khi trận đấu giữa hai đại diện của châu Âu diễn ra.
Theo tiền đạo Dirk Kuyt, cầu thủ ghi bàn thứ hai cho Hà Lan, độ cao so với mực nước biển ở thành phố Johannesburg đã tác động lối chơi của đội bóng "da cam." Tiền đạo của Liverpool cho rằng cả Hà Lan lẫn Đan Mạch đều phải cố gắng làm quen với việc thi đấu ở một độ cao như vậy. Kuyt cũng đồng tình với nhận định rằng trận đấu vừa qua chưa thực sự làm mãn nhãn các cổ động viên song cho hay các cầu thủ đã làm tất cả những gì có thể để thi đấu được trong điều kiện về địa lý như thế.
Cũng có cùng quan điểm với Kuyt, thủ quân Giovanni van Bronckhorst, cầu thủ đã có 100 lần khoác áo tuyển Hà Lan cho biết, anh không hiểu tại sao các cầu thủ lại gặp vấn đề với độ cao so với mực nước biển của thành phố Johannesburg, dù trước đó Hà Lan đã chuẩn bị đối mặt với thử thách này bằng hai tuần tập luyện ở Áo và một tuần ở Nam Phi. Van Bronckhorst tiết lộ rằng anh cảm thấy rất khó chịu trong hiệp một và mọi thứ chỉ được cải thiện sau giờ nghỉ giải lao.
Trong khi đó, trung vệ Daniel Agger cũng xác nhận những khó khăn về điều kiện địa lý, đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối khi các cầu thủ Đan Mạch đã chọn lối chơi quá thận trọng trước Hà Lan. Còn với Thomas Sorensen, thủ môn này cho rằng độ cao so với mực nước biển và không khí loãng đã ảnh hưởng tới quỹ đạo bay của trái bóng. Theo thủ môn đang khoác áo Stoke City, trái bóng bay nhanh hơn trong điều kiện như vậy và các cầu thủ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát quỹ đạo bay của nó.
Ở hai trận đấu tới, Hà Lan sẽ thi đấu ở độ cao thấp hơn khi gặp Nhật Bản và Cameroon, trong khi đó Đan Mạch sẽ tiếp tục phải chơi bóng ở độ cao so với mực nước biển trong hai trận còn lại ở Pretoria và Rustenburg.
Tại World Cup 2010, ba thành phố là Cape Town, Port Elizabeth và Durban có độ cao bình thường, trong khi có tới sáu địa điểm tổ chức các trận đấu co độ cao lớn so với mặt biển.
Thành phố Johannesburg có độ cao so với mặt biển lớn nhất và sau đó là Nelspruit với 1.741m, Rustenburg với 1.500m, Blomfontein với 1.400m, Pretoria với 1.370m và Polokwane với 1.312m./.
(TT&VH/Vietnam+)