Chủ tịch Quốc hội Iran cho biết từ ngày 22/5, với việc chấm dứt thỏa thuận kéo dài 3 tháng, IAEA sẽ không được truy cập vào các dữ liệu mà camera ghi lại được bên trong các cơ sở hạt nhân của Iran.
Yếu tố đầu tiên cản trở các bên đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran là do Iran và Mỹ, hai "nhân vật chính" giữ vai trò "tháo gỡ nút thắt," chưa thể đàm phán trực tiếp.
Iran dự kiến sẽ có cuộc gặp với các nước tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015 tại Vienna ngày 6/4 nhưng nước này khẳng định sẽ không đàm phán trực tiếp hay gián tiếp với các đại diện của Mỹ.
Sau khi Tổng thống Joe Biden đắc cử tháng 11/2020, Washington cùng với Tehran và các bên châu Âu (gồm Anh, Pháp, Đức) đã tìm cách cứu vãn thỏa thuận.hạt nhân Iran.
Tổng thống Iran Hassan Rohani cho biết sẵn sàng thương lượng với Mỹ nhưng với một cách tiếp cận có phối hợp đồng bộ, cùng đưa ra những biện pháp trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran.
Iran tuyên bố có thể làm giàu urani có độ tinh khiết lên tới 60% trong trường hợp cần thiết và Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ trước áp lực của Mỹ đối với hoạt động phát triển hạt nhân.
Iran vẫn xem xét khả năng đàm phán với nhóm P5+1, song khẳng định sự trở lại của Mỹ đối với thỏa thuận JCPOA không cần đến một cuộc họp và cách duy nhất để giải quyết các vấn đề là dỡ bỏ trừng phạt.
Giám đốc IAEA đã đề xuất tiến hành một chuyến thăm tới Iran nhằm tìm giải pháp tháo gỡ thế bế tắc liên quan công tác thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẵn sàng lập tức quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 ngay khi các nước khác tham gia ký kết có động thái tương tự.
Khôi phục niềm tin và lòng tin vào chủ nghĩa đa phương sẽ là một chặng đường dài để đảm bảo mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là các mục tiêu tập trung vào ngoại giao hạt nhân với Iran.
Tổng thống đắc cử Joe Biden đang phải đối mặt với một tình huống ngày càng bất trắc liên quan tới Iran và đang trở thành mục tiêu bị đổ lỗi rất nhiều về sự bất ổn của khu vực Trung Đông.
EU đang trông chờ sớm làm việc với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden về khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Tehran rằng EU đồng tình với các biện pháp cấm vận của Mỹ.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei nhấn mạnh vấn đề không phải là liệu Mỹ có trở lại thỏa thuận hay không mà là việc nước này dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương chống Iran.
Trả lời kênh truyền hình quốc gia ngày 7/1, Người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Behrooz Kamalvandi tuyên bố Iran có thể làm giàu uranium ở độ tinh khiết tới 90%.
Liên hợp quốc tuyên bố rõ rằng các bên liên quan thỏa thuận hạt nhân cần tiếp tục tuân thủ cam kết, đồng thời kêu gọi Iran hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Đại sứ Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) cho biết việc Iran làm giàu uranium ở mức 20% vẫn có thể đảo ngược và kêu gọi các bên tập trung thực thi trở lại thỏa thuận một cách toàn diện.
Nội dung lá thư khẳng định sự ủng hộ đối với việc nhanh chóng thực hiện các bước ngoại giao cần thiết để khôi phục các ràng buộc đối với chương trình hạt nhân của Iran.
Các bên tham gia JCPOA tái khẳng định cam kết bảo vệ thỏa thuận hạt nhân và nhấn mạnh việc các bên thực thi thỏa thuận một cách đầy đủ và hiệu quả vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.