Diện tích càphê bị hạn nặng thiếu nước tưới tập trung chủ yếu ở các huyệnKrông Năng, Cư M’gar, Krông Ana, Ea Kar, Krông Pắk, Cư Kiun.
Theo dự báo, từ nay đến giữa tháng tư, diện tích càphê của tỉnh Đắk Lắk cókhả năng bị khô hạn chết cháy, giảm năng suất, sản lượng có thể tăng lên thêmhàng chục ngàn hécta nữa.
Ngay tại huyện Cư M’gar, vùng trọng điểm càphê của tỉnh Đắk Lắk, theo quyhoạch chỉ có từ 20.000-25.000ha nhưng các nông hộ bất chấp khuyến cáo của cácngành chức năng ồ ạt tăng diện tích lên gần 36.000ha.
Trong khi đó, toàn huyện chỉ có 63 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, mới đảmbảo tưới cho trên 10.000ha, diện tích càphê còn lại đều tưới bằng các dòng suốinhỏ, giếng đào, giếng khoan.
Đến thời điểm này, các công trình thủy lợi (đập dâng, hồ chứa) đều đã khônước hoặc đang ở mực nước chết làm cho gần 5.000ha càphê trên địa bàn huyện đangthiếu nước tưới nghiêm trọng làm mất trắng, hoặc giảm năng suất.
Nhiều hộ gia đình đã đầu tư thêm nguồn vốn nạo vét giếng tăng thêm độ sâutừ 3-4m, khoan thêm giếng khoan, tăng thêm thời gian để lấy nước cứu cho câycàphê. Thậm chí, nhiều hộ gia đình còn đào giếng sâu 4-5m ngay giữa lòng các hồ,đập để lấy nước cứu cho lúa, càphê.
Ngay tại đập Ea H’Ra 1 có diện tích lòng hồ hơn 7ha, những năm trước đếnthời điểm này, nguồn nước trong hồ vẫn đảm bảo tưới đợt 3 cho trên 30ha càphêcủa buôn Tria nhưng hiện đã trơ đáy.
Theo ông Nguyễn Công Văn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Tul, toàn xã đãcó gần 300ha càphê bị hạn nặng, trong đó có 70% bị mất trắng, diện tích còn lạibị giảm năng suất, gây nhiều thiệt hại cho các nông hộ.
Tỉnh Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển cây càphê bền vữngtrong thời kỳ mới và giảm diện tích càphê xuống chỉ còn từ 140.000-150.000hatrong vùng quy hoạch và thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để vẫn đạt sảnlượng từ 400.000 tấn càphê nhân trở lên mỗi năm (hiện nay, mỗi niên vụ đạt từ450.000 tấn càphê nhân trở lên).
Tỉnh cũng khuyến cáo, tạo điều kiện các địa phương, bà con nông chuyểnđổi, thay thế cây trồng khác đối với những khu vực trồng càphê không đủ nướctưới, có độ dốc cao trên 15 độ, kém hiệu quả kinh tế để giúp cho các nông hộgiảm thiệt hại mỗi khi nắng hạn đến sớm, kéo dài.
Tỉnh cũng đang tiến hành rà soát lại vùng quy hoạch sản xuất chuyên canhcàphê theo ba cấp tỉnh, huyện và xã, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động các nông hộ áp dụng các quy trình sản xuất càphê theo hướng nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 202.022ha càphê, trong đó diện tích càphê chosản phẩm 191.050ha./.