Sáng ngày 6/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Phương hướng đồng bộ hóa tiêu chuẩn VTOS (Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam-Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) với tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia về du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tổ chức.
Trong khuôn khổ Hội thảo các chuyên gia đã báo cáo kết quả phân tích thông tin đối chiếu, so sánh giữa bộ Tiêu chuẩn VTOS với các bộ Tiêu chuẩn nghề quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và của ASEAN; trao đổi thông tin với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đã và đang sử dụng VTOS; đề xuất kế hoạch đồng bộ hóa tiêu chuẩn VTOS theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Chuyên gia quốc tế dự án EU ông Chris Benke cho biết: “Tiêu chuẩn VTOS chính là các kỹ năng cơ bản tối thiểu mà một nhân viên cần phải có để thực hiện công việc hiệu quả; là những chuẩn mực, thước đo đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động. VTOS được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam.”
Theo đó, nếu áp dụng tiêu chuẩn ở khách sạn, lữ hành sẽ giúp nhân viên được đào tạo ngay tại nơi làm việc, với người lao động đã có kinh nghiệm và kỹ năng công việc thì VTOS sẽ giúp công nhận chất lượng, kỹ năng.
Đặc biệt, nhà tuyển dụng có thể tìm được ứng viên đã qua đào tạo và có chất lượng nhờ chứng chỉ công nhận VTOS đồng thời các nhà quản lý sẽ có được khung chương trình đào tạo chuẩn áp dụng xuyên suốt trong các chương trình đào tạo.
Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) gồm 13 tiêu chuẩn đang được kêu gọi áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo du lịch-những nơi làm nghề còn đang rất thiếu những tiêu chuẩn chuẩn mực của ngành.
Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn các nghiệp vụ lữ hành và khách sạn: đại lý lữ hành, điều hành tour, hướng dẫn du lịch, đặt giữ chỗ; lễ tân, buồng, nhà hàng, an ninh khách sạn, đặt giữ buồng, quản lý khách sạn nhỏ, kỹ thuật chế biến món ăn Âu, kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam, kỹ thuật làm bánh Âu./.
Trong khuôn khổ Hội thảo các chuyên gia đã báo cáo kết quả phân tích thông tin đối chiếu, so sánh giữa bộ Tiêu chuẩn VTOS với các bộ Tiêu chuẩn nghề quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và của ASEAN; trao đổi thông tin với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đã và đang sử dụng VTOS; đề xuất kế hoạch đồng bộ hóa tiêu chuẩn VTOS theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Chuyên gia quốc tế dự án EU ông Chris Benke cho biết: “Tiêu chuẩn VTOS chính là các kỹ năng cơ bản tối thiểu mà một nhân viên cần phải có để thực hiện công việc hiệu quả; là những chuẩn mực, thước đo đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động. VTOS được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam.”
Theo đó, nếu áp dụng tiêu chuẩn ở khách sạn, lữ hành sẽ giúp nhân viên được đào tạo ngay tại nơi làm việc, với người lao động đã có kinh nghiệm và kỹ năng công việc thì VTOS sẽ giúp công nhận chất lượng, kỹ năng.
Đặc biệt, nhà tuyển dụng có thể tìm được ứng viên đã qua đào tạo và có chất lượng nhờ chứng chỉ công nhận VTOS đồng thời các nhà quản lý sẽ có được khung chương trình đào tạo chuẩn áp dụng xuyên suốt trong các chương trình đào tạo.
Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) gồm 13 tiêu chuẩn đang được kêu gọi áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo du lịch-những nơi làm nghề còn đang rất thiếu những tiêu chuẩn chuẩn mực của ngành.
Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn các nghiệp vụ lữ hành và khách sạn: đại lý lữ hành, điều hành tour, hướng dẫn du lịch, đặt giữ chỗ; lễ tân, buồng, nhà hàng, an ninh khách sạn, đặt giữ buồng, quản lý khách sạn nhỏ, kỹ thuật chế biến món ăn Âu, kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam, kỹ thuật làm bánh Âu./.
Xuân Mai (Vietnam+)