Theo Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), ngoài số người trực tiếp chứng kiến các trận đấu ở Nam Phi, số người xem qua màn ảnh nhỏ sẽ không ít hơn World Cup ở Đức cách đây bốn năm.
Đó là chưa kể tới những người xem trực tiếp các trận đấu qua mạng Internet hoặc các thiết bị thông tin di động khác.
Theo ước tính, FIFA sẽ thu được 2,5 tỷ USD trong tổng thu nhập 3,5 tỷ USD từ các hoạt động thương mại của giải đấu này. Ngoài số khán giả châu Âu truyền thống - nơi bóng đá được xem như một tôn giáo, thì số khán giả châu Á (nơi chiếm tới 60% dân số thế giới) xem các trận đấu qua màn hình nhỏ tiếp tục tăng.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã chi 2 tỷ nhân dân tệ (292 triệu USD) để mua quyền truyền hình trực tiếp 64 trận đấu của giải phục vụ cho 1,6 tỷ dân nước này. Đài này hiện đã phủ sóng tới 97% dân số Trung Quốc.
Theo ước tính, số tiền thu được sẽ vượt xa kinh phí bỏ ra, vì sẽ có 900 triệu người dân Trung Quốc xem các trận đấu và đây cũng chính là lý do tại sao Trung Quốc sẽ trở thành thị trường bóng đá hàng đầu thế giới trong tương lai.
Ấn Độ cũng là một thị trường khổng lồ, bởi vậy, kênh ESPN-Star Network đã trả 40 triệu USD để có được quyền truyền hình trực tiếp các trận đấu tới khán giả Ấn Độ. Các quan chức hy vọng sẽ có ít nhất 125 triệu người Ấn Độ xem các trận đấu World Cup.
Tại Nhật Bản, tổ hợp truyền hình gồm Đài NHK và các mạng tư nhân Nhật Bản đã chi 17 tỷ yen (190 triệu USD) để có quyền truyền hình những trận đấu của giải, song các nhà truyền thông này hy vọng sẽ gặt hái được nhiều hơn số đó do các đơn đặt hàng quảng cáo đã dày đặc.
Tại Australia, đài phát sóng tự do SBS được cho là sẽ thu được nhiều triệu USD qua việc quảng cáo khi truyền hình các trận đấu của World Cup 2010. Theo báo Australian, SBS có thể thu được 20 triệu dola Australia (16 triệu USD) từ dịch vụ này./.
Đó là chưa kể tới những người xem trực tiếp các trận đấu qua mạng Internet hoặc các thiết bị thông tin di động khác.
Theo ước tính, FIFA sẽ thu được 2,5 tỷ USD trong tổng thu nhập 3,5 tỷ USD từ các hoạt động thương mại của giải đấu này. Ngoài số khán giả châu Âu truyền thống - nơi bóng đá được xem như một tôn giáo, thì số khán giả châu Á (nơi chiếm tới 60% dân số thế giới) xem các trận đấu qua màn hình nhỏ tiếp tục tăng.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã chi 2 tỷ nhân dân tệ (292 triệu USD) để mua quyền truyền hình trực tiếp 64 trận đấu của giải phục vụ cho 1,6 tỷ dân nước này. Đài này hiện đã phủ sóng tới 97% dân số Trung Quốc.
Theo ước tính, số tiền thu được sẽ vượt xa kinh phí bỏ ra, vì sẽ có 900 triệu người dân Trung Quốc xem các trận đấu và đây cũng chính là lý do tại sao Trung Quốc sẽ trở thành thị trường bóng đá hàng đầu thế giới trong tương lai.
Ấn Độ cũng là một thị trường khổng lồ, bởi vậy, kênh ESPN-Star Network đã trả 40 triệu USD để có được quyền truyền hình trực tiếp các trận đấu tới khán giả Ấn Độ. Các quan chức hy vọng sẽ có ít nhất 125 triệu người Ấn Độ xem các trận đấu World Cup.
Tại Nhật Bản, tổ hợp truyền hình gồm Đài NHK và các mạng tư nhân Nhật Bản đã chi 17 tỷ yen (190 triệu USD) để có quyền truyền hình những trận đấu của giải, song các nhà truyền thông này hy vọng sẽ gặt hái được nhiều hơn số đó do các đơn đặt hàng quảng cáo đã dày đặc.
Tại Australia, đài phát sóng tự do SBS được cho là sẽ thu được nhiều triệu USD qua việc quảng cáo khi truyền hình các trận đấu của World Cup 2010. Theo báo Australian, SBS có thể thu được 20 triệu dola Australia (16 triệu USD) từ dịch vụ này./.
(TTXVN/Vietnam+)