Hà Giang mời nhà khoa học tìm giải pháp phát triển

Tỉnh Hà Giang quyết định mời các nhà khoa học, trí thức tham gia khảo sát, đề xuất các giải pháp phát triển toàn diện địa phương này.
Là một tỉnh có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng - địa đầu cực Bắc của Tổquốc với rất nhiều đặc điểm duy nhất không nơi nào có nhưng nhiều năm qua, HàGiang vẫn loay hoay tìm giải pháp đột phá để tạo bước phát triển.

Với một tầmnhìnmới cho nhiệm kỳ mới 2011-2015, với những quyết tâm và kỳ vọng mới, lãnh đạo Tỉnh ủy,Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã quyết định mời gọi các nhà khoa học, trí thứcthamgia khảo sát, đề xuất các ý tưởng và xây dựng, quy hoạch chiến lược phát triểntoàndiện kinh tế xã hội của địa phương.

Dự kiến trong tháng 4/2011, một trong nhữngviệcđầu tiên tỉnh Hà Giang sẽ làm để triển khai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộcsống là triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệliênkết giữa “đại học và địa phương” trên cơ sở phối kết hợp với Đại học Quốc gia HàNội.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Đàm Văn Bông cho biết Hà Giang có nhiều lợithế, nhiều tiềm năng nhưng đến nay thu nhập chưa cao bởi những khó khăn rất đặc biệt: tỷ lệ đá trên tổng diện tích tự nhiên rất cao, những sản phẩm dễ khai thácvà tiệnthu nhập không có nhiều. Tất cả tiềm năng của Hà Giang cần phải tiếp tục đượcđầu tư chất xám, đầu tư công nghệ để phát huy tiềm năng đó. Đặc điểm này cần có sựchungsức của các cơ quan khoa học hàng đầu.

Phát triển kinh tế xã hội gắn với an ninh quốc phòng

Mặc dù Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt- Cực Bắc của Tổ quốc nhưng rấtít người dân biết điều này dù Cột cờ Lũng Cú hiện rất rõ trên bản đồ. Điều nàycó thể do một thời gian dài, trên các phương tiện thông tin đại chúng hay nói đến điểmđầucủa Quốc lộ số 1 là Lạng Sơn và Móng Cái mà ít người nói đến Lũng Cũ - điểm cực Bắc của Tổ quốc.

Cùng với Lũng Cú, Hà Giang còn có 277 km đường biên giới.Tiếp giáp với Hà Giang về phía bắc là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, TrungQuốc. Phía Trung Quốc đã rất coi trọng và đang thực hiện chủ trương tăng cường đưa dânrasinh sống tại biên giới. Chính phủ trợ cấp cho mỗi hộ dân sống ở ven biên giớilà 15tháng lương thực.

Là một nhà khoa học lịch sử hàng đầu, giáo sư, tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốcĐại học Quốc gia Hà Nội đề xuất Hà Giang có tầm vóc chiến lược cho cả quốc gia, vì thế để xâydựng đường biên giới hòa bình, ổn định không thể không đầu tư tương xứng cả vềphương diện khoa học, giáo dục lòng yêu nước, tuyên truyền và tạo dựng thế trậnlòngdân để bảo vệ biên giới phía Bắc bền vững.

Biến những khó khăn duy nhất thành lợi thế để phát triển

Hà Giang giống như một địa bàn vừa thu nhỏ, vừa phóng đại của Việt Nam -một quốc gia đa dân tộc. Toàn quốc có 54 dân tộc và Hà Giang đã có 22 dân tộc,trong đó một số ít dân tộc ở Hà Giang nếu không có chính sách đúng sẽ bị mai một.

Cácnhàkhoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội sau khi tiến hành chuyến khảo sát thực tế tại Hà Giang đã cónhững góp ý rất cụ thể để Hà Giang biến những khó khăn duy nhất của mình thànhlợithế để phát triển.

Đó là lập hồ sơ căn cứ khoa học để cùng lãnh đạo Hà Giangthôngqua mô hình tam giác đột phá là: Kinh tế cửa khẩu-công nghiệp-du lịch trêncơ sởkhai thác những cái duy nhất, đặc hữu chỉ có trên bề mặt đá vôi với cách tiếpcận liênngành, liên vùng, dựa trên nền phát triển toàn diện trong đó có lưu ý phát triểntrọngđiểm, đột phá riêng.

Bản sắc văn hóa đa dân tộc nếu được coi trọng và bảo vệ sẽ phát huy thànhđiểm nhấn hấp dẫn cho du khách khi tới Hà Giang. Đó chính là việc làm thức dậycác di sản độc đáo của Hà Giang không nơi nào có được như cột cờ Lũng Cú, trốngđồngLũng Cú, Làng Lô Lô, Dinh Nhà Vương, Cổng trời Quản Bạ, Phố Cáo, vườn tượng Thạch Sơn Thần và di sản địa chất Núi Vú cô tiên.

Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tư vấn với lãnh đạo tỉnh Hà Giang việc xâydựng Cổng trời Quản Bạ thành cửa ngõ và điểm dừng chân ấn tượng đầu tiên trênhànhtrình du khách đến với Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.

Quản Bạ cách40km tính từ thành phố Hà Giang phù hợp với nhịp dừng chân của dân du lịch. Khi Dựánsân bay Hà Giang phục vụ du lịch được xây dựng tại đây cũng tạo thuận tiện chodukhách quay ngược về thành phố hoặc ở lại trung tâm huyện để dưỡng sức một đêmchohành trình tiếp theo.

Phố Cáo gồm khoảng hơn 20 nóc nhà cổ hơn trăm tuổi, tiêu biểu cho kiến trúccủa dân tộc Mông. Nhà có tường trình đất, mái lợp ngói âm dương và bao quanh làhàng rào đá. Giữa làng còn tồn tại nghĩa địa mà chỉ nhìn thoáng qua đã nhận ra là nơian tángnhững người Mông khuất núi. Những nấm mồ đắp chồng bằng nhiều lớp đá, ngay trong vườn nhà.

Phố cổ Đồng Văn - trung tâm của Công viên địa chất như một đốm ửa trên cao nguyên, đọng lại dư vị văn minh sớm của người Mông bản địa từkhoảnggần 400 năm về trước. Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục nghiên cứuvà đề xuất phương án bảo tồn và phát huy các giá trị của khu phố này.

Vườn tượng Thạch Sơn là một nhóm tượng tự nhiên mà ít nơi nào có được, đem lại nét độc đáo cho cao nguyên đá Đồng Văn. Độc đáo ởchỗ nếu châu Âu xuất hiện tượng do con người tác động, đem về dựng thành vườn tượng - nhóm tượng lớnMengil; Thạch Lâm, Trung Quốc là rừng đá còn ở Đồng Văn là nhóm tượng bằng đá vôi, xuất hiện trên mặt nền bằng, sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên dành cho HàGiangvới 7 cột đá đầy chất hình họa mà không nơi nào có.

Cùng với sự tham gia đóng góp trí tuệ, lập hồ sơ khoa, đề xuất các ý tưởng, giảipháp đột phá để phát triển toàn diện vùng Cực Bắc của Tổ quốc, hè này, Đại họcQuốc gia Hà Nộiquyết định cho sinh viên đi tình nguyện chọn trọng điểm là Hà Giang.

Các sinhviên 3ngành báo chí, địa chất và du lịch sẽ thực hiện tuyên truyền quảng cáo và bảo vệdi sản;lập bảng chí dẫn, thuyết minh công viên địa chất cho du khách. Sinh viên viênngànhkhảo cổ, du lịch, xã hội học,.. sẽ tuyên truyền cho bảo tồn du lịch, bảo tồn đadạng sinhhọc, đặc sắc của đa dạng sinh học gắn liền với di sản làm giàu thêm Cao NguyênđáĐồng Văn.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tỉnh Hà Giang trong công tác bồidưỡng cán bộ trên các lĩnh vực là thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và là nhu cầu cấp thiếtcủatỉnh Hà Giang. Khi tỉnh Hà Giang có nhu cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nghiên cứu thành lập cơsởđào tạo tại tỉnh; phối hợp với tỉnh tham gia xây dựng và chuyển giao công nghệtronglĩnh vực điều tra quy hoạch, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và các lĩnhvực khoahọc công nghệ khác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội./.

Hoàng Hoa (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục