Ngày 25/6, khoảng 15.000 người Hy Lạp đã tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Athens hô vang khẩu hiệu phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới của chính phủ. Đây là cuộc biểu tình phi chính trị quy mô lớn đầu tiên kể từ khi Hy Lạp lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công.
Những người biểu tình ở mọi lứa tuổi đã đổ về quảng trường trung tâm Syndagma, giương cao biểu ngữ phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà Athens phải áp dụng để đổi lấy khoản cứu trợ 110 tỷ euro (155 tỷ USD) từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU).
Trước đó, ngày 23/5, Chính phủ Hy Lạp đã thông báo một loạt biện pháp khắc khổ, tư nhân hóa nhằm nỗ lực giảm nhẹ gánh nặng nợ công đã bị quá tải, tránh để xảy ra cuộc khủng hoảng thứ hai trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). EU đề nghị phải có sự đồng tình của các bên tại Hy Lạp đối với các biện pháp trên, song phe đối lập tại nước này đã kiên quyết phản đối.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các nhằm tìm kiếm sự đồng thuận, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết ông sẽ công khai các biện pháp sửa đổi nhằm giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.
Athens hiện đang làm việc với các quan chức IMF và EU bàn về các biện pháp tài chính bổ sung trị giá 6,4 tỷ euro. Nhóm thanh tra "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)- đã nối lại các cuộc họp với các bộ trưởng trước khi kết thúc đợt xem xét thứ tư chương trình điều chỉnh kinh tế của Hy Lạp để quyết định xem liệu Athens có được nhận khoản giải ngân 12 tỷ euro tiếp theo trong gói cứu trợ 110 tỷ euro hay không.
Một trở ngại đối với đợt giải ngân thứ năm là IMF sẽ từ chối cấp tiền cho Hy Lạp vào tháng tới nếu Eurozone không cam kết về khoản viện trợ mới cho Athens để đổ vào quỹ chống khủng hoảng 27 tỷ euro của năm tới./.
Những người biểu tình ở mọi lứa tuổi đã đổ về quảng trường trung tâm Syndagma, giương cao biểu ngữ phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà Athens phải áp dụng để đổi lấy khoản cứu trợ 110 tỷ euro (155 tỷ USD) từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU).
Trước đó, ngày 23/5, Chính phủ Hy Lạp đã thông báo một loạt biện pháp khắc khổ, tư nhân hóa nhằm nỗ lực giảm nhẹ gánh nặng nợ công đã bị quá tải, tránh để xảy ra cuộc khủng hoảng thứ hai trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). EU đề nghị phải có sự đồng tình của các bên tại Hy Lạp đối với các biện pháp trên, song phe đối lập tại nước này đã kiên quyết phản đối.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các nhằm tìm kiếm sự đồng thuận, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết ông sẽ công khai các biện pháp sửa đổi nhằm giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.
Athens hiện đang làm việc với các quan chức IMF và EU bàn về các biện pháp tài chính bổ sung trị giá 6,4 tỷ euro. Nhóm thanh tra "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)- đã nối lại các cuộc họp với các bộ trưởng trước khi kết thúc đợt xem xét thứ tư chương trình điều chỉnh kinh tế của Hy Lạp để quyết định xem liệu Athens có được nhận khoản giải ngân 12 tỷ euro tiếp theo trong gói cứu trợ 110 tỷ euro hay không.
Một trở ngại đối với đợt giải ngân thứ năm là IMF sẽ từ chối cấp tiền cho Hy Lạp vào tháng tới nếu Eurozone không cam kết về khoản viện trợ mới cho Athens để đổ vào quỹ chống khủng hoảng 27 tỷ euro của năm tới./.
(TTXVN/Vietnam+)