Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên

Hàng năm, cứ vào 26/12, người dân tại phố Khâm Thiên lại cùng nhau làm lễ giỗ chung để tưởng nhớ tới 287 người bị sát hại trong trận bom rải thảm của máy bay B52 vào 50 năm trước.
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 1Mỗi năm, vào ngày 26/12, người dân sống tại phố Khâm Thiên đều làm lễ giỗ chung cho 287 người đã mất bởi trận rải bom B52 tàn ác của Mỹ. 50 năm trôi qua, nỗi đau Khâm Thiên vẫn nhức nhối trong lòng những người đang sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 2Sau trận bom kinh hoàng, những người dân nơi đây đã dựng lên một tượng đài tưởng niệm dành cho những người đã khuất. Rất đông người đến thăm viếng, thắp lên những nén nhang tưởng nhớ các nạn nhân. Nơi đây cũng chính là nền của căn nhà số 51 đã bị xóa sổ, sinh mạng của 7 người trong gia đình đã bị cướp đi trong trận ném bom của Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 3Vào lúc 22 giờ 30 đêm 26/12/1972, khi dư âm của lễ Giáng sinh vẫn còn đọng lại, 30 máy bay B52 của quân đội Mỹ đã ném bom xuống đường phố Khâm Thiên, con phố đông đúc của trung tâm Hà Nội thời bấy giờ. Vệt bom hủy diệt kéo dài 1.000m với chiều rộng 40-50m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 4Trung tâm của đài tưởng niệm Khâm Thiên là bức tượng bằng đồng phỏng theo bức tượng bằng ximăng được họa sỹ Nguyễn Tự khắc họa chân dung, dáng vóc của một người phụ nữ Hà Nội. Tay chị ôm đứa con đã chết, bước chân nhấc lên cao đạp lên bom Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 5Cột bia căm thù được dựng đầu năm 1973. Ban đầu, bia được dựng bằng gỗ và cót ép sơn màu trắng, sau này được dựng lại bằng ximăng ốp đá hoa cương vững chãi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 6Quanh khuôn viên đài tưởng niệm, các mảng tường ghi dấu tích phá hoại của bom Mỹ được lưu giữ nguyên trạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 7Hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm trận Điện Biên Phủ trên không, nhân dân lại đến đây dâng hương tưởng niệm những người đã khuất/ (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 8Ông Nguyễn Văn Hòa (66 tuổi) một người dân Khâm Thiên nghẹn ngào chia sẻ 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về đêm bom rơi tàn khốc năm 1972 vẫn chưa phai nhòa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 9Trong khuôn viên đài tưởng niệm là phòng trưng bày hình ảnh những nạn nhân của trận bom kinh hoàng của không quân Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 10Tượng ximăng cao 2,4m do họa sĩ Nguyễn Tự khắc vào năm 1973 được cất giữ nguyên vẹn vào phòng lưu niệm. Đến năm 1997, tượng đài được đúc bằng đồng theo nguyên mẫu tượng ximăng được đặt lên vị trí tượng cũ bên ngoài khuôn viên và đổi tên là 'Đài tưởng niệm Khâm Thiên.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 11Ông Lê Văn Chiến (74 tuổi, sống tại Bắc Giang) cho biết ông bắt xe từ 6 giờ xuống Hà Nội để vào đây dâng hương tưởng niệm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 12Trận bom ấy đã làm chết 287 người; trong đó có 94 phụ nữ, 40 cụ già, 56 trẻ em, 97 nam giới và 290 người bị thương. 178 cháu nhỏ thành trẻ mồ côi. Trận bom hủy diệt này đã phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà và làm hư hỏng 1.200 ngôi nhà khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 13Bà Võ Thị Hợp (85 tuổi) năm nào vào dịp này cũng đến thắp hương ở đài tưởng niệm Khâm Thiên. Trong ký ức kinh hoàng của bà vẫn còn vẹn nguyên hình ảnh khu phố Khâm Thiên hoang tàn, chết chóc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 14'Mặc dù gia đình tôi may mắn sống sót nhưng sáng 27/12 tôi ra nhìn ngõ Chợ Khâm Thiên tan hoang, xác người la liệt, nghĩ tới là đau xót lắm.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 15Bà Hợp nghẹn nghào chia sẻ dù 50 năm đã trôi qua nhưng mỗi lần nghĩ lại cảnh những người dân trong khu phố mình ngã xuống bà đều cảm thấy xót xa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 16Trong tâm khảm người dân phố này, ngày 26/12 của mùa đông năm ấy là ngày giỗ chung của hàng trăm người vô tội, ngày của sự tang tóc đau thương nhưng cũng đầy bi tráng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 17Trận bom kinh hoàng ở Khâm Thiên đã cướp đi 5 người thân của bà Chu Thị Hòa (sinh năm 1942), ngụ tại ngõ Hồ Dài. Nhắc đến thảm họa, bà Hòa kể: 'Nghe tiếng còi báo động, tôi cùng mẹ chồng chạy xuống hầm trú ẩn của xóm, còn chồng và ba người em trốn tại hầm gần nhà. Khi bom trút xuống, đất đá vùi kín, tôi nghe thấy tiếng bà kêu nhưng không làm gì được.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 18Chừng vài phút sau, bà Hòa được kéo lên còn mẹ chồng bà thì đã chết ngạt. Ba người em cũng đã thiệt mạng. 'Thực sự lúc ấy tôi hoảng loạn đến mức không có nước mắt để mà khóc. Sau khi đưa được chồng và các em lên, tôi quay ra tìm mẹ chồng thì không thấy bà đâu, không rõ người ta đã chuyển đi từ lúc nào. Cho đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn không tìm được bà. Đó là nỗi đau không thể nguôi của gia đình tôi,' bà Hòa nức nở. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 19Ông Trần Hậu Tuấn (sinh năm 1942, nhà ở ngõ Hồ Cây Sữa) cùng vợ mình đến thắp hương tại đài tưởng niệm. Gia đình ông có 4 người thân mất gồm: Em chồng, em dâu, hai đứa cháu (em dâu đang mang thai). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ giỗ tập thể và ký ức bi tráng sau 50 năm của người dân Khâm Thiên ảnh 20Lúc bấy giờ ông đang đi bộ đội ở Hưng Yên. Đêm 26/12, ông nghe tin Khâm Thiên bị đánh bom nên rất sốt ruột. Trưa 27/12, ông về đến nhà thấy người thân không còn, ông vỡ òa. 'Người ta cứ bảo là quên, nhưng làm sao quên được...' ông Tuấn nghẹn ngào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục