Malaysia có số lượng lao động nữ cao nhất trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiếm đến 40% tổng lực lượng lao động của nước này. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới nắm giữ vai trò cao trong cả nước thấp, chỉ có 26%.
Thông tin trên nằm trong báo cáo kinh doanh của công ty quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn Grant Thornton (IBR).
Trong một tuyên bố mới đây, Grant Thornton cho biết các dữ liệu cũng cho thấy Malaysia đứng thứ ba trên toàn cầu có tỷ lệ thấp về số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí như Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc điều hành và không điều hành.
Báo cáo cũng cho biết, các vị trí quản lý cấp cao phụ nữ Malaysia thường nắm giữ là Giám đốc nguồn nhân lực (37%), Giám đốc tài chính (36%) và Giám đốc bán hàng (23%).
Đối tác quản lý SJ Grant Thornton, NK Jasani, nhận định rằng phụ nữ đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các nền kinh tế tăng trưởng của thế giới, mang lại sự cân bằng cho quá trình ra quyết định và vận hành thông suốt các công ty của họ.
Ông Jasani cho rằng các doanh nghiệp cần phải nhận ra sự bất bình đẳng và thêm thành phần rất quan trọng này vào tăng trưởng và lợi nhuận dài hạn.
Ông nói thêm: "Sự đa dạng giới tính là tốt cho doanh nghiệp vì nó làm tăng hiệu suất tài chính, làm phong phú thêm nhận thức thương hiệu trên thị trường, cải thiện giải quyết vấn đề, tăng cường sáng tạo tập thể và cá nhân, cũng như tăng cường và duy trì sự hài lòng của nhân viên."
Các dữ liệu IBR cũng chỉ ra rằng 55% các doanh nghiệp trên toàn thế giới cho biết họ sẽ chống lại ý tưởng chỉ tiêu về số lượng phụ nữ trong các ban điều hành của các công ty được niêm yết lớn.
Theo ông Jasani, trong trường hợp không có hạn ngạch, điều cơ bản nhất thúc đẩy các doanh nghiệp có thêm nhiều nữ giới đóng vai trò cấp cao là niềm tin, hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện và tăng trưởng sẽ lành mạnh hơn nếu họ làm như vậy./.
Thông tin trên nằm trong báo cáo kinh doanh của công ty quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn Grant Thornton (IBR).
Trong một tuyên bố mới đây, Grant Thornton cho biết các dữ liệu cũng cho thấy Malaysia đứng thứ ba trên toàn cầu có tỷ lệ thấp về số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí như Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc điều hành và không điều hành.
Báo cáo cũng cho biết, các vị trí quản lý cấp cao phụ nữ Malaysia thường nắm giữ là Giám đốc nguồn nhân lực (37%), Giám đốc tài chính (36%) và Giám đốc bán hàng (23%).
Đối tác quản lý SJ Grant Thornton, NK Jasani, nhận định rằng phụ nữ đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các nền kinh tế tăng trưởng của thế giới, mang lại sự cân bằng cho quá trình ra quyết định và vận hành thông suốt các công ty của họ.
Ông Jasani cho rằng các doanh nghiệp cần phải nhận ra sự bất bình đẳng và thêm thành phần rất quan trọng này vào tăng trưởng và lợi nhuận dài hạn.
Ông nói thêm: "Sự đa dạng giới tính là tốt cho doanh nghiệp vì nó làm tăng hiệu suất tài chính, làm phong phú thêm nhận thức thương hiệu trên thị trường, cải thiện giải quyết vấn đề, tăng cường sáng tạo tập thể và cá nhân, cũng như tăng cường và duy trì sự hài lòng của nhân viên."
Các dữ liệu IBR cũng chỉ ra rằng 55% các doanh nghiệp trên toàn thế giới cho biết họ sẽ chống lại ý tưởng chỉ tiêu về số lượng phụ nữ trong các ban điều hành của các công ty được niêm yết lớn.
Theo ông Jasani, trong trường hợp không có hạn ngạch, điều cơ bản nhất thúc đẩy các doanh nghiệp có thêm nhiều nữ giới đóng vai trò cấp cao là niềm tin, hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện và tăng trưởng sẽ lành mạnh hơn nếu họ làm như vậy./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)