Những tháng cuối năm, lượng tiền kiều hối chuyển về nước tăng nhanh. Với nhiều hộ gia đình, đây là nguỗn hỗ trợ lớn cuối năm để giải quyết công việc gia đình và để sắm Tết.
Mong từng ngày
Những ngày cuối năm này, hầu như ngày nào chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tại thị trấn Vĩnh trụ, Lý Nhân, Hà Nam cũng có người đến rút tiền kiều hối do người thân gửi về.
Ông Phạm Văn Tạo ở xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam không dấu được niềm vui trên khuôn mặt, ông cho biết, con trai ông là Tuấn mới đi xuất khẩu lao động tại Malaysia được mấy tháng, cách đây mấy hôm Tuấn gọi điện về thông báo đã gửi ít tiền về để bố mẹ sắm Tết.
"Gia đình tôi đã phải bán rất nhiều thứ trong nhà rồi vay thêm họ hàng để cho cháu đi, giờ thì tốt rồi, cháu đã bắt đầu gửi được tiền về. Thế là giờ gia đình tôi đã có tiền để sắm Tết rồi, chứ hiện gia đình chẳng còn đồng nào trong nhà cả," ông Minh tâm sự.
Cầm mẩu giấy ghi đầy đủ tên tuổi của con và mật mã riêng để lấy tiền, cùng ngồi đợi trong phòng chờ của Agribank, ông Nguyễn Văn Minh ở xã Nguyên Lý, Lý Nhân vui mừng đợi đến lượt mình.
Ông tâm sự, cậu con trai ông đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc từ năm 2008. Gia đình ông ngày đó cũng khó khăn nên đã thế chấp sổ đỏ để vay 150 triệu đồng của ngân hàng chạy cho con đi để mong sau này được thay đổi. Ba tháng đầu tiên mỗi tháng con trai ông chỉ gửi về được 300 USD, nhưng từ tháng thứ 4 trở đi cháu đã gửi về 1.000 USD/tháng. Từ đó gia đình ông đã trả được nợ và sửa sang lại được nhà cửa.
“Ơn giời, tay nghề của cháu cũng khá, sau 3 năm hết hợp đồng cháu đã được một công ty khác nhận vào làm nên đến giờ cháu vẫn đang ở bên đó. Tôi vừa vay thêm tiền mua mảnh đất ở Thành phố Phủ Lý để sau này cháu về còn có chỗ mà làm ăn, chứ ở nơi đồng chiêm trũng này thì làm được cái gì. Đợt này cháu gửi tới 3 tháng liền nên tôi đã tới đây từ rất sớm để đợi đến lượt mình, vừa lấy tiền trả nợ, vừa để sắm Tết luôn,” ông Tâm chia sẻ.
Không được may mắn như con trai ông Minh, chị Nguyễn Thị Hậu quê Lào Cai có chồng là Nguyễn Đại Quang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan đúng vào thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Chính vì vậy tiền lương của anh gửi về tháng có, tháng không.
Chị Hậu tâm sự, ở thôn có rất nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động nên cũng muốn cho chồng đi để sau này còn có chút của để giành, không ngờ lại rơi đúng vào thời điểm kinh tế khó khăn. Cuối năm nay, khi công việc đỡ hơn một chút nên chồng chị gửi về nhà hơn 30 triệu đồng để chị xây dựng công trình phụ, đóng tiền học cho con và anh ấy cũng không quên dặn tôi phải biếu bố mẹ hai bên để các cụ sắm Tết.
Kiều hối chủ yếu về nông thôn
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Western Union khu vực châu Á-Thái Bình Dương công bố cuối tháng 11 vừa qua cũng cho thấy, với khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống, học tập và lao động tại 101 quốc gia, trong đó khoảng 400.000 là lao động xuất khẩu, Việt Nam đã lọt vào tốp 10 các nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Như Lý, Giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union, xu hướng gửi tiền về Việt Nam vẫn chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho gia đình, người thân nên khá ổn định. Thống kê của WB cho thấy, có đến 90% lượng kiều hối lại chảy về khu vực nông thôn, nơi phần lớn những người lao động ra đi từ đó.
Ngoài ra, kiều hối về Việt Nam ngày càng được mở rộng từ nhiều nước. Nếu như năm 1994, khi mới vào Việt Nam, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này đã lên đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ…
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Australia, kiều hối là một kênh dẫn vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh cụ thể trong nước. Thì ở một số thị trường mới mang tính khơi nguồn từ năm 2005 như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia, kiều hối chủ yếu tập trung chuyển về khu vực nông thôn. Đây là những thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam trong những năm gần đây. Kiều hối từ những thị trường này trực tiếp giúp cải thiện đời sống của gia đình của người đi xuất khẩu lao động và mang giá trị tích lũy cho nền kinh tế trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng phòng kiều hối Vietinbank, mặc dù năm 2011 tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các quốc gia có nhiều Kiều bào định cư và sinh sống như Mỹ, các nước châu Âu, khủng hoảng chính trị tại Lybia và các nước trung đông ảnh hưởng đến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam, tuy nhiên lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng là do bên cạnh chuyển tiền kiều hối về với mục đích trợ cấp cho thân nhân, ngày càng nhiều bà con Việt Kiều chuyển thu nhập và vốn về để đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam./.
Mong từng ngày
Những ngày cuối năm này, hầu như ngày nào chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tại thị trấn Vĩnh trụ, Lý Nhân, Hà Nam cũng có người đến rút tiền kiều hối do người thân gửi về.
Ông Phạm Văn Tạo ở xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam không dấu được niềm vui trên khuôn mặt, ông cho biết, con trai ông là Tuấn mới đi xuất khẩu lao động tại Malaysia được mấy tháng, cách đây mấy hôm Tuấn gọi điện về thông báo đã gửi ít tiền về để bố mẹ sắm Tết.
"Gia đình tôi đã phải bán rất nhiều thứ trong nhà rồi vay thêm họ hàng để cho cháu đi, giờ thì tốt rồi, cháu đã bắt đầu gửi được tiền về. Thế là giờ gia đình tôi đã có tiền để sắm Tết rồi, chứ hiện gia đình chẳng còn đồng nào trong nhà cả," ông Minh tâm sự.
Cầm mẩu giấy ghi đầy đủ tên tuổi của con và mật mã riêng để lấy tiền, cùng ngồi đợi trong phòng chờ của Agribank, ông Nguyễn Văn Minh ở xã Nguyên Lý, Lý Nhân vui mừng đợi đến lượt mình.
Ông tâm sự, cậu con trai ông đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc từ năm 2008. Gia đình ông ngày đó cũng khó khăn nên đã thế chấp sổ đỏ để vay 150 triệu đồng của ngân hàng chạy cho con đi để mong sau này được thay đổi. Ba tháng đầu tiên mỗi tháng con trai ông chỉ gửi về được 300 USD, nhưng từ tháng thứ 4 trở đi cháu đã gửi về 1.000 USD/tháng. Từ đó gia đình ông đã trả được nợ và sửa sang lại được nhà cửa.
“Ơn giời, tay nghề của cháu cũng khá, sau 3 năm hết hợp đồng cháu đã được một công ty khác nhận vào làm nên đến giờ cháu vẫn đang ở bên đó. Tôi vừa vay thêm tiền mua mảnh đất ở Thành phố Phủ Lý để sau này cháu về còn có chỗ mà làm ăn, chứ ở nơi đồng chiêm trũng này thì làm được cái gì. Đợt này cháu gửi tới 3 tháng liền nên tôi đã tới đây từ rất sớm để đợi đến lượt mình, vừa lấy tiền trả nợ, vừa để sắm Tết luôn,” ông Tâm chia sẻ.
Không được may mắn như con trai ông Minh, chị Nguyễn Thị Hậu quê Lào Cai có chồng là Nguyễn Đại Quang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan đúng vào thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Chính vì vậy tiền lương của anh gửi về tháng có, tháng không.
Chị Hậu tâm sự, ở thôn có rất nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động nên cũng muốn cho chồng đi để sau này còn có chút của để giành, không ngờ lại rơi đúng vào thời điểm kinh tế khó khăn. Cuối năm nay, khi công việc đỡ hơn một chút nên chồng chị gửi về nhà hơn 30 triệu đồng để chị xây dựng công trình phụ, đóng tiền học cho con và anh ấy cũng không quên dặn tôi phải biếu bố mẹ hai bên để các cụ sắm Tết.
Kiều hối chủ yếu về nông thôn
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Western Union khu vực châu Á-Thái Bình Dương công bố cuối tháng 11 vừa qua cũng cho thấy, với khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống, học tập và lao động tại 101 quốc gia, trong đó khoảng 400.000 là lao động xuất khẩu, Việt Nam đã lọt vào tốp 10 các nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Như Lý, Giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union, xu hướng gửi tiền về Việt Nam vẫn chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho gia đình, người thân nên khá ổn định. Thống kê của WB cho thấy, có đến 90% lượng kiều hối lại chảy về khu vực nông thôn, nơi phần lớn những người lao động ra đi từ đó.
Ngoài ra, kiều hối về Việt Nam ngày càng được mở rộng từ nhiều nước. Nếu như năm 1994, khi mới vào Việt Nam, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này đã lên đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ…
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Australia, kiều hối là một kênh dẫn vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh cụ thể trong nước. Thì ở một số thị trường mới mang tính khơi nguồn từ năm 2005 như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia, kiều hối chủ yếu tập trung chuyển về khu vực nông thôn. Đây là những thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam trong những năm gần đây. Kiều hối từ những thị trường này trực tiếp giúp cải thiện đời sống của gia đình của người đi xuất khẩu lao động và mang giá trị tích lũy cho nền kinh tế trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng phòng kiều hối Vietinbank, mặc dù năm 2011 tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các quốc gia có nhiều Kiều bào định cư và sinh sống như Mỹ, các nước châu Âu, khủng hoảng chính trị tại Lybia và các nước trung đông ảnh hưởng đến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam, tuy nhiên lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng là do bên cạnh chuyển tiền kiều hối về với mục đích trợ cấp cho thân nhân, ngày càng nhiều bà con Việt Kiều chuyển thu nhập và vốn về để đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam./.
Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2011 có thể là một “mùa vàng” kiều hối chuyển về Việt Nam, với doanh số ước đạt 9 tỷ USD, cao hơn năm 2010 khoảng 1 tỷ USD. Trong số này, một số tổ chức tín dụng đạt doanh thu cao là Công ty Kiều hối Sacomrex ước đạt 1,65 tỷ USD; DongA Bank đạt khoảng 1,6 tỷ USD; VietinBank đạt trên 1,3 tỷ USD; Vietcombank đạt 1,64 tỷ USD; Eximbank cũng đạt khoảng 600 triệu USD. |
Minh Thúy (Vietnam+)