Liên hoan dân ca Việt Nam lần thứ tư khu vực Tây Nguyên và Bình Phước đã diễn ra từ ngày 25 đến 27/3 tại tỉnh Đắk Nông.
Với sự có mặt của 70 nghệ nhân và diễn viên, 22 tiết mục đến từ các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Phước thuộc các dân tộc như M’nông, K’ho, S’tiêng, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Mạ, liên hoan đã mang lại nhiều dấu ấn.
Tối 25/3, các nghệ nhân tỉnh Đắk Nông "khai tiệc" liên hoan dân ca bằng những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc qua những bài chiêng, điệu múa truyền thống mang đậm chất dân tộc M’nông để đón khách.
Mở màn phần dự thi liên hoan là đoàn Đắk Nông với tiết mục dân ca "Mời khách," "Gọi thần lúa” của nghệ nhân Điểu Nôi và “Khóc trâu” của nghệ nhân Thị Brao; đoàn Kon Tum bắt đầu với tiết mục “Múa cùng em trong lễ hội” và nhiều tiết mục khác.
Trong ngày 26, các đoàn Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Lắk cũng thể hiện phần thi của mình bằng các tiết mục như kể Khan, hát Kứt, hát Ay Ray, hát ru, hát giao duyên, hát đối đáp để ban tổ chức chọn ra những tiết mục vào đêm chung kết.
Đêm bế mạc 27/3 diễn ra đầy ấn tượng, cảm xúc với các khâu trang trí mang đậm chất của dân tộc M’Nông. Cách dàn dựng không gian của lễ đón đoàn đến tham gia bằng cây nêu, ngôi nhà truyền thống, rượu cần, lửa… rất thiêng liêng.
Trong quá trình biểu diễn, hầu hết các tiết mục dân ca dự thi đều sử dụng nhạc cụ riêng của mỗi dân tộc như sáo, đinh puốt, đàn T’rưng, tù và tạo nên âm điệu, tiếng đàn đậm chất Tây Nguyên, dấu ấn thiêng liêng của sự nguyên bản nguyên sơ từ các tiết mục mà các đoàn mang đến cho Liên hoan dân ca lần thứ tư.
Giáo sư, tiến sỹ Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội đồng nghệ thuật nhận định: “Liên hoan dân ca lần này gồm những làn điệu dân ca nguyên bản chưa từng thăm gia lần trước, các tiết mục thi đều là những bài dân ca mới đậm đà bản sắc dân tộc. Qua tiếng nhạc, lời hát đã nói lên sự tự hào về giá trị văn hóa của mỗi dân tộc. Phong cách trình diễn của các nghệ nhân rất hồn nhiên, mộc mạc, sâu lắng. Đặc biệt, với sự góp mặt rất đông của những nghệ nhân trẻ, lần đầu tiên tham gia là điểm khác so với liên hoan lần trước"./.
Với sự có mặt của 70 nghệ nhân và diễn viên, 22 tiết mục đến từ các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Phước thuộc các dân tộc như M’nông, K’ho, S’tiêng, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Mạ, liên hoan đã mang lại nhiều dấu ấn.
Tối 25/3, các nghệ nhân tỉnh Đắk Nông "khai tiệc" liên hoan dân ca bằng những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc qua những bài chiêng, điệu múa truyền thống mang đậm chất dân tộc M’nông để đón khách.
Mở màn phần dự thi liên hoan là đoàn Đắk Nông với tiết mục dân ca "Mời khách," "Gọi thần lúa” của nghệ nhân Điểu Nôi và “Khóc trâu” của nghệ nhân Thị Brao; đoàn Kon Tum bắt đầu với tiết mục “Múa cùng em trong lễ hội” và nhiều tiết mục khác.
Trong ngày 26, các đoàn Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Lắk cũng thể hiện phần thi của mình bằng các tiết mục như kể Khan, hát Kứt, hát Ay Ray, hát ru, hát giao duyên, hát đối đáp để ban tổ chức chọn ra những tiết mục vào đêm chung kết.
Đêm bế mạc 27/3 diễn ra đầy ấn tượng, cảm xúc với các khâu trang trí mang đậm chất của dân tộc M’Nông. Cách dàn dựng không gian của lễ đón đoàn đến tham gia bằng cây nêu, ngôi nhà truyền thống, rượu cần, lửa… rất thiêng liêng.
Trong quá trình biểu diễn, hầu hết các tiết mục dân ca dự thi đều sử dụng nhạc cụ riêng của mỗi dân tộc như sáo, đinh puốt, đàn T’rưng, tù và tạo nên âm điệu, tiếng đàn đậm chất Tây Nguyên, dấu ấn thiêng liêng của sự nguyên bản nguyên sơ từ các tiết mục mà các đoàn mang đến cho Liên hoan dân ca lần thứ tư.
Giáo sư, tiến sỹ Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội đồng nghệ thuật nhận định: “Liên hoan dân ca lần này gồm những làn điệu dân ca nguyên bản chưa từng thăm gia lần trước, các tiết mục thi đều là những bài dân ca mới đậm đà bản sắc dân tộc. Qua tiếng nhạc, lời hát đã nói lên sự tự hào về giá trị văn hóa của mỗi dân tộc. Phong cách trình diễn của các nghệ nhân rất hồn nhiên, mộc mạc, sâu lắng. Đặc biệt, với sự góp mặt rất đông của những nghệ nhân trẻ, lần đầu tiên tham gia là điểm khác so với liên hoan lần trước"./.
K Gửih (Vietnam+)