Nhiều vướng mắc khi kiểm tra, giám sát doanh nghiệp chế xuất

Theo cơ quan Hải quan, các vướng mắc khi kiểm tra và giám sát các doanh nghiêp trong khu chế xuất sẽ làm ảnh hướng đến việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế quan.
1.607 doanh nghiệp chế xuất đã được thông báo và thực hiện kiểm tra, xác nhận đáp ứng điều kiện của hải quan. (Ảnh: Vietnam+)
1.607 doanh nghiệp chế xuất đã được thông báo và thực hiện kiểm tra, xác nhận đáp ứng điều kiện của hải quan. (Ảnh: Vietnam+)

Để thực hiện các co chế chính sashc về ưu đãi thuế quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với các doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Qua triển khai cho thấy, quá trình kiêm rtra và giám sát đã gặp phải một số vướng mắc về quy định pháp lý.

Cụ thể, cục hải quan các tỉnh, thành phố cho biết một số vướng mắc là về điều kiện liên quan đến “hàng rào cứng,” như việc xây dựng hàng rào của các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều chất liệu và chiều cao khác nhau song hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể tiêu chí này.

Với điều kiện về hệ thống camera giám sát, nhiều doanh nghiệp lưu giữ hàng hóa tại nhiều nơi trong doanh nghiệp bao gồm kho, bãi, nơi lưu giữ tạm thời, nhà xưởng,… Vì vậy, ngành hải quan cho rằng việc trang bị camera giám sát tại tất cả các vị trí lưu giữ hàng hóa là không khả thi và cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể về các vị trí yêu cầu lắp đặt camera giám sát. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp quan ngại về tính bảo mật, cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hình ảnh camera với cơ quan hải quan.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp doanh nghiệp chế xuất có địa chỉ nhà xưởng ở nhiều khu khác nhau, cách biệt nhau. Các nhà xưởng đều có hoạt động sản xuất, hoạt động lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của doanh nghiệp, không tách bạch ra khu dành riêng cho sản xuất, khu lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Trong khi, Nghị định 18/2021/NĐ-CP chưa quy định chi cục hải quan quản lý là nơi có trụ sở doanh nghiệp chính hay nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Báo cáo từ Tổng cục Hải quan chỉ ra đến hết ngày 25/4 (thời hạn phải hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với các doanh nghiệp chế xuất), toàn ngành đã thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với 1.676 doanh nghiệp trên toàn quốc.

Kết quả, cơ quan hải quan đã phát hiện có 40 doanh nghiệp bị khởi tố/tạm ngừng hoạt động/đang làm thủ tục giải thể/chuyển địa bàn/chuyển sang doanh nghiệp không phải. Ngoài ra, có 11 doanh nghiệp mới thành lập, đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng và 17 doanh nghiệp không thể hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát do nguyên nhân khách quan,

Sau đó đến ngày 12/5, ngành hải quan tiếp tục kiểm tra, giám sát thêm với kết quả 9 doanh nghiệp chế xuất được xác nhận đáp ứng điều kiện và 8 doanh nghiệp còn lại đang hoàn thiện điều kiện theo quy định do có những khó khăn về kinh phí, thực trạng nhà xưởng hoặc một số nguyên nhân khách quan khác.

Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 quy định cụ thể điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất.

Theo cơ quan hải quan, mục tiêu việc triển khai quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan nhằm đảm bảo việc thực hiện quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về khu phi thuế quan và quy định của Chính phủ về khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục