Những con bài chính trong năm thứ ba tại nhiệm của ông Trump

Khi Tổng thống Mỹ Trump chuẩn bị cuộc gặp thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông sẽ muốn tái hiện bầu không khí hồi hộp chờ đợi, những màn đặt cược "được ăn cả ngã về không."
Những con bài chính trong năm thứ ba tại nhiệm của ông Trump ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: THX/TTXVN)

AP đưa tin, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông sẽ muốn tái hiện bầu không khí hồi hộp chờ đợi, những màn đặt cược "được ăn cả ngã về không."

Vị tổng thống từng là ngôi sao truyền hình thực tế sẽ sớm biết được liệu cuộc gặp tiếp theo này có thể làm nên sự khác biệt so với cuộc gặp đầu tiên hay không.

Trong năm thứ ba tại nhiệm, Tổng thống Trump bắt đầu diễn lại một số màn trình diễn trên chính trường.

Mặc dù sắp bước vào các cuộc thương lượng mới với Triều Tiên nhưng ông Trump vẫn đang thúc đẩy việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ-Mexico mà ông cam kết từ khi tranh cử tổng thống.

Tổng thống Trump cũng đang cân nhắc một đợt cắt giảm thuế quan mới. Việc tập trung vào những cam kết to lớn nhất của mình phần nào phản ánh mong muốn của ông Trump hoàn thành những cam kết từ thời tranh cử và kích thích sự ủng hộ của cử tri cho chiến dịch tái tranh cử năm 2020. Thế nhưng, mong muốn này không hẳn không tiềm ẩn rủi ro.

"Nguy cơ là công chúng bắt đầu nhận ra đây là Ngày Chuột chũi (có thể mang lại điềm lành hoặc điềm dữ). Bạn vẫn nghĩ rằng sẽ có sự may mắn thì lại không gặp may. Không rõ liệu Tổng thống Trump có để lại được những dấu mốc lịch sử lâu đời hay không," chuyên gia về lịch sử Douglas Brinkley bình luận.

Với chút vốn liếng kinh nghiệm về truyền hình thực tế và sự hiểu biết mang tính bản năng về cách thức kiểm soát luồng tin tức, ông Trump lâu nay có khả năng quản lý vĩ mô việc xây dựng hình ảnh cá nhân và hào hứng để thể hiện quyền lực và kịch tính. Những bản năng này đã được phô diễn đầy đủ trong bức ảnh gần đây khi ông đọc thông điệp Liên bang Mỹ.

Trong việc xử lý vấn đề Triều Tiên, cả trong quá khứ và tương lai, ông Trump đều muốn tạo ra bầu không khí hứng khởi.

Sau nhiều tháng mặc cả những mối đe dọa hạt nhân với Bình Nhưỡng, Tổng thống Trump bước vào phòng họp báo của Nhà Trắng để ám chỉ tin tức tốt đẹp sẽ đến. Không lâu sau đó, giới chức Mỹ tuyên bố cuộc gặp giữa hai ông Trump-Kim thứ hai sắp diễn ra.

Sau thời điểm công bố trên, ông Trump lại chơi trò "tung hứng" về thời gian và địa điểm của cuộc gặp, dọa sẽ hủy cuộc gặp lần hai này như ông đã từng dọa như vậy trước khi tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử lần đầu tiên ở Singapore hồi tháng 6/2018.

Tại cuộc gặp giữ hai ông Trump-Kim lần thứ nhất, ông Trump đã hài lòng khi sự kiện này được báo chí quốc tế đưa tin liên tục trong nhiều ngày liền, điều mà ông đã từng hy vọng lặp lại vào mùa Hè 2018 khi ông gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki.

Tuy nhiên, cuộc gặp với ông Putin lại không nhận được sự chào đón tích cực của báo chí như cuộc gặp với Kim sau khi ông Trump từ chối ủng hộ các cơ quan tình báo Mỹ khi họ tiết lộ các thông tin liên quan sự can thiệp của Nga sau cuộc gặp này.

Lần này, ông Trump lại một lần nữa cố gắng tạo ra sự hào hứng, tung hứng khả năng tiến hành cuộc gặp lần hai với ông Kim trong nhiều tháng qua và đánh bóng về mối quan hệ của ông với nhà lãnh đạo độc tài này.

[Thượng đỉnh Mỹ-Triều và tác động đến quan hệ liên Triều]

Tuy nhiên, ông Trump đã bỏ qua sự thật rằng cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên đã không tạo ra kết quả thực chất nào về mục tiêu phi hạt nhân hóa. Thay vào đó, cuộc gặp đầu tiên này chỉ nhấn mạnh rằng những mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên đã suy giảm đồng thời cho rằng có cơ hội để đạt được thêm tiến triển về phi hạt nhân hóa.

Đội ngũ trợ lý của ông Trump đã tham vấn với Trump rằng cuộc gặp lần hai có thể không mang tính hào nhoáng bề ngoài như cuộc gặp lần một và cho rằng cuộc gặp tới đây cần đạt được những kết quả thực chất hơn.

Tuy nhiên, ông Trump hối thúc đội ngũ trợ lý của mình tiếp tục tìm hiểu và lập kế hoạch cụ thể cho cuộc gặp tới đây.

Tổng thống Trump nhấn mạnh với đội ngũ cố vấn rằng cuộc gặp thượng đỉnh được tổ chức ở Việt Nam sẽ vẫn là sự kiện phải được phát sóng khung giờ vàng trên truyền hình và rằng vấn đề "tốt-xấu" là không thể tránh khỏi.

Nhà lịch sử Brinkley lưu ý rằng lịch sử cho thấy cần có hơn một cuộc gặp để đạt được một thỏa thuận, viện dẫn việc Mỹ và Liên Xô thường xuyên phải tiến hành các cuộc thương lượng về kiểm soát vũ khí trong thời Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, ông Brinkley cho rằng các cuộc gặp Mỹ-Liên Xô trước đây là sự đầu tư tốt hơn khi "Nga là một cường quốc lớn" còn "Triều Tiên là một nước ngỗ ngược."

Những màn trình diễn tiếp theo của Nhà Trắng sẽ là việc ông Trump đưa ra chương trình cắt giảm thuế 2.0. Tổng thống Mỹ Trump đã giám sát chương trình cắt giảm thuế quy mô lớn cuối năm 2017 và đụng chạm khả năng thực hiện một đợt cắt giảm nữa trong thời gian tranh cử cho các cuộc bầu cử giữa kỳ 2018.

Cố vấn kinh tế Larry Kudlow bác đồn đoán cho rằng động thái trên của ông Trump đơn thuần là mưu đồ trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2020.

Ông Trump cũng có thể tiếp tục đưa ra những lời lẽ cứng rắn về vấn đề nhập cư như đã đưa ra "như đinh đóng cột" trong chiến dịch tranh cử tổng thống và trở thành trọng tâm trong chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua của Tổng thống Trump.

Ông đã buộc chính phủ phải đóng cửa tạm thời trong vòng 35 ngày sau khi không đạt được thỏa thuận cấp vốn xây dựng bức tường biên giới Mỹ-Mexico.

Tổng thống Mỹ Trump coi những nỗ lực thực hiện chính sách nhập cư của mình là "con bài chính" trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống của mình./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục