Ông Võ Nguyên Giáp: Vị tướng tài làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử

Cố nhà báo người Mỹ S.Karnow viết: “Tướng Giáp là một người đặc biệt. Ông vừa là một nhà hoạch định chính sách, vừa là một sỹ quan trên chiến trường. Người Pháp đã từng gọi ông là “núi lửa phủ băng.”
Ông Võ Nguyên Giáp: Vị tướng tài làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử ảnh 1Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. Với cách đánh “đánh chắc, tiến chắc,” quân ta thực hiện “vây lấn” Tập đoàn cứ điểm từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

“Tướng Giáp là một người đặc biệt. Ông vừa là một nhà hoạch định chính sách, vừa là một sỹ quan trên chiến trường. Người Pháp đã từng gọi ông là “núi lửa phủ băng.”

Ông là một người đàn ông lịch thiệp, luôn có chút hài hước khi trò chuyện. Ông ấy đặc biệt thông minh và có một kiểu bặt thiệp 'rất Pháp'.”

Cố nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow đã viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy trong cuốn sách “Vietnam: A television history.”

Không chỉ cố nhà báo kiêm sử gia Stanley Karnow bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài của dân tộc Việt Nam còn được đông đảo bạn bè quốc tế, cả những người từng ở bên kia chiến tuyến, bày tỏ sự kính trọng, ca ngợi về tài thao lược, về một nhân cách lớn ẩn giấu trong một con người rất đỗi bình dị, đời thường.

Vị tư lệnh của các tư lệnh

Ông Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn, sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước.

Ông học giỏi, sớm được cha mẹ giáo dục về lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Năm 1925-1926, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước ở Trường Quốc học Huế và tiếp thu tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1927, Võ Nguyên Giáp gia nhập Tân Việt cách mạng đảng. Năm 1929, ông cùng một số người cải tổ Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, một trong 3 tổ chức đảng hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ 1934-1940, Võ Nguyên Giáp dạy môn lịch sử ở Trường Trung học tư thục Thăng Long, viết báo tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên học sinh, đồng thời tiếp tục học Đại học luật và kinh tế.

Năm 1936, ông tham gia sáng lập và viết bài bằng tiếng Việt và tiếng Pháp cho các tờ báo của Đảng: Lao động, Tiếng nói chúng ta, Tiến lên, Thời báo Cờ Giải phóng; tham gia phong trào Đông Dương đại hội và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

[Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng]

Năm 1941, Võ Nguyên Giáp được giao phụ trách Ủy ban Quân sự của Tổng bộ Việt Minh, tham gia chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, xây dựng căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12/1944, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp đọc Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với 34 cán bộ, chiến sỹ.

Võ Nguyên Giáp được ủy nhiệm lãnh đạo chung. Ngay sau ngày thành lập, Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy trận Phai Khắt-Nà Ngần (25 và 26/12/1944), mở đầu truyền thống “đánh thắng trận đầu,” “đánh tiêu diệt gọn” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Từ 1945-1947, Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong Chính phủ liên hiệp lâm thời, Chính phủ Liên hiệp quốc dân. Nổi bật là ngày 30/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền cho Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Việt Nam, sau là Tổng tư lệnh kiêm Tổng Chính ủy, Bí thư Tổng Quân ủy.

Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng cho 11 cán bộ cao cấp của quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng. Ngày 28/5/1948, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao quân hàm Đại tướng.

Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy các chiến dịch lớn như: Chiến dịch Việt Bắc, Chiến dịch Biên giới, Chiến dịch Trần Hưng Đạo, Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Chiến dịch Quang Trung, Chiến dịch Tây Bắc, Chiến dịch Thượng Lào và đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3 đến 7/5/1954).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kiến nghị để đưa ra những quyết sách đúng đắn và sáng tạo như tổ chức lại bộ đội theo hình thức đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung; thành lập đại đoàn chủ lực đầu tiên; đánh Đông Khê mà không đánh Cao Bằng trong Chiến dịch Biên Giới; mở chiến dịch đánh quân chủ lực cơ động của Pháp hành quân ra Hòa Bình; đồng thời đưa một bộ phận chủ lực của ta luồn vào đánh sau lưng địch để phát triển chiến tranh du kích, kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch; mở Chiến dịch Tây Bắc, nơi địch sơ hở và địa hình có lợi để tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng, đặc biệt là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ông Võ Nguyên Giáp: Vị tướng tài làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử ảnh 2Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành thắng lợi đưa đến việc ký kết hiệp nghị Geneva. Sự chỉ đạo, chỉ huy của Đại tướng Tổng Tư lệnh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), khi quân Mỹ trực tiếp vào miền Nam, nhiều nước bạn bè khuyên Việt Nam bỏ ý định đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhưng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Việt Nam sẽ thất bại nếu đánh theo kiểu chính quy của các nước lớn, nhưng người Việt Nam sẽ giành chiến thắng bằng cách đánh kiểu Việt Nam.”

Ngày 7/4/1975, Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho toàn quân “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa,” góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau khi rời vị trí lãnh đạo, quản lý, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn theo dõi cập nhật tình hình thời sự trong nước, thế giới và luôn quan tâm, kịp thời đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước về những vấn đề quan trọng của quốc gia.

Ngày 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với đất mẹ, tang lễ tổ chức theo nghi thức Quốc tang và được an táng tại Vũng Chùa, đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam từng nhận xét: “Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy; là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh.”

Vị tướng tài hết lòng vì nhân dân

Đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều trang sách, bài báo, câu chuyện chia sẻ về Việt Nam, rất nhiều bạn bè quốc tế đã nhắc đến Võ Nguyên Giáp với sự kính phục, ngưỡng mộ.

Đại tướng, sử gia người Anh Peter Macdonald, tác giả cuốn sách: “Giap-an assessment” từng viết: “30 năm trước, trước khi nổ ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ngày 25/8/1911, ở làng An Xá (tỉnh Quảng Bình), gần vĩ tuyến 17, đã sinh ra một con người sẽ là một trong những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử.

Người ấy xuất hiện trước toàn thế giới như vị tướng của một quân đội sơ khai nhưng đã chiến thắng hai cường quốc phương Tây, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”

Trong cuốn sách có tựa đề “Victory at any cost,” nhà sử học người Mỹ Cecil Currey từng viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ XX và một trong những thiên tài lớn nhất của tất cả các thời đại.”

Ông Võ Nguyên Giáp: Vị tướng tài làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử ảnh 3Trung tá Marcel Bigeard (trái) báo cáo với tướng De Linares trên mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. (Nguồn: tuoitre)

Tướng Marcel Bigeard, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, cựu Thiếu tá tham chiến ở mặt trận Điện Biên Phủ từng bình luận: “Ông Giáp đã chỉ huy Quân đội Việt Nam chiến đấu giành thắng lợi trong một thời gian đặc biệt suốt 30 năm, một kỳ tích chưa từng thấy! Vâng, không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam.”

Cả cuộc đời mình, vị Đại tướng “văn võ song toàn” Võ Nguyên Giáp luôn đau đáu cho đất nước, nhân dân Việt Nam. Để lại đôi dòng suy ngẫm trong cuốn sách: Hồi ức “Tổng hành dinh trong Mùa Xuân đại thắng,” Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Với mục tiêu cách mạng mới, cuộc đấu tranh yêu nước không những mang lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc mà còn mang lại tự do và hạnh phúc cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho toàn dân.

Cuộc chiến tranh giải phóng đã trở thành cuộc chiến tranh toàn dân, một cuộc chiến tranh chính nghĩa 'vì dân' và 'do dân' có sức mạnh vô cùng to lớn quật ngã mọi kẻ thù.”

Cũng theo Đại tướng, trên cơ sở đường lối cách mạng của Đảng, học thuyết quân sự Việt Nam đã phát triển vượt bậc, giải quyết thành công trong điều kiện của thời đại mới vấn đề cốt lõi hầu như là một nghịch lý: “lấy nhỏ thắng lớn,” “lấy yếu thắng mạnh,” “lấy ít địch nhiều.”

Học thuyết quân sự Việt Nam luôn nắm vững mục tiêu cách mạng, Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn, phân tích tình hình thực tiễn, tìm ra quy luật và hành động theo quy luật, đánh thắng mọi kẻ địch hung bạo.

Học thuyết ấy luôn theo dõi diễn biến mau lẹ và so sánh lực lượng giữa địch và ta trên chiến trường, tìm ra và tạo thời cơ lợi nhất cho ta, tạo thế mạnh của Việt Nam, khoét sâu thế yếu của địch, tập trung lực lượng tiêu diệt địch.

“Kiên định mục tiêu cách mạng, vận dụng thế giới quan, quan điểm thực tiễn, phương pháp luận Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bài học mang tính cách mạng và khoa học, có ý nghĩa to lớn của học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Làm đúng theo bài học đó thì thành công. Không làm theo bài học đó thì sai lầm, thất bại,” Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết.

Đã 8 năm trôi qua kể từ khi dân tộc Việt Nam mất đi một vị tướng tài, một người con tình nghĩa sâu nặng với đất mẹ Việt Nam, tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn vẹn nguyên. Sự kính trọng tài năng, đức độ, bản lĩnh của nhân dân dành cho Đại tướng đã được thể hiện bằng những vần thơ của cán bộ và nhân dân làng Thượng (xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên):

"Đại tướng anh hùng dễ mấy ai
Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài
Thắng hai đế quốc, bách niên thọ
Hoàn cầu có một, không có hai”./.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I - Quyết định thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1944). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I - Quyết định thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1944). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Lời Tuyên thệ trong Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại Cao Bằng, ngày 22/12/1944. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Lời Tuyên thệ trong Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại Cao Bằng, ngày 22/12/1944. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội, ngày 26/8/1945, ngay sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội, ngày 26/8/1945, ngay sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, THái Nguyên, ngày 27/5/1948. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, THái Nguyên, ngày 27/5/1948. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dự lễ thành lập Đại đoàn 308 Quân Tiên phong - đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam, ngày 28/8/1949 tại Đồn Đu, huyện Phú Lương (Thái Nguyên). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dự lễ thành lập Đại đoàn 308 Quân Tiên phong - đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam, ngày 28/8/1949 tại Đồn Đu, huyện Phú Lương (Thái Nguyên). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng bàn kế hoạch mở Chiến dịch biên giới 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng bàn kế hoạch mở Chiến dịch biên giới 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi Chiến dịch biên giới, năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi Chiến dịch biên giới, năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tấn công căn cứ Đông Khê, mở màn Chiến dịch biên giới (năm 1950). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tấn công căn cứ Đông Khê, mở màn Chiến dịch biên giới (năm 1950). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng sau, ngoài cùng bên trái) với các đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng sau, ngoài cùng bên trái) với các đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điên Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điên Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 bàn kế hoạch tác chiến dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 bàn kế hoạch tác chiến dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đội hình các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ngay tại mặt trận. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đội hình các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ngay tại mặt trận. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đội hình các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ngay tại mặt trận. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đội hình các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ngay tại mặt trận. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Lễ duyệt binh trên Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Thế Trung-TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Lễ duyệt binh trên Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Thế Trung-TTXVN)
Ngày 27/7/1969, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm các thương binh đang điều trị tại Quân y viện 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Ngày 27/7/1969, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm các thương binh đang điều trị tại Quân y viện 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thân mật nói chuyện với Anh hùng ngành Giao thông vận tải Nguyễn Thị Suốt, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước, tại Hà Nội, ngày 28/12/1966. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thân mật nói chuyện với Anh hùng ngành Giao thông vận tải Nguyễn Thị Suốt, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước, tại Hà Nội, ngày 28/12/1966. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại buổi chiêu đãi nhân kỷ niệm lần thứ 22 Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1966). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại buổi chiêu đãi nhân kỷ niệm lần thứ 22 Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1966). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với đoàn đại biểu anh hùng, chiến sỹ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc (15/11/1965). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với đoàn đại biểu anh hùng, chiến sỹ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc (15/11/1965). (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với các đại biểu quân đội tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 3 (9/1960). (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với các đại biểu quân đội tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 3 (9/1960). (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các Anh hùng Lao động, Anh hùng Quân đội, Chiến sỹ thi đua và lao động Thủ đô, tại buổi họp mặt thân mật chào mừng Ngày chiến thắng 30/4 và kỷ niệm Ngày Quốc lế lao động, ngày 30/4/1968. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các Anh hùng Lao động, Anh hùng Quân đội, Chiến sỹ thi đua và lao động Thủ đô, tại buổi họp mặt thân mật chào mừng Ngày chiến thắng 30/4 và kỷ niệm Ngày Quốc lế lao động, ngày 30/4/1968. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Đại đội 6 bộ đội cao xạ bảo vệ Thủ đô Hà Nội nhân dịp Tết Mậu Thân tháng 1/1968. (Ảnh: Doãn Tý/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Đại đội 6 bộ đội cao xạ bảo vệ Thủ đô Hà Nội nhân dịp Tết Mậu Thân tháng 1/1968. (Ảnh: Doãn Tý/TTXVN)
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp (bên trái) duyệt các đơn vị quân đội trong buổi lễ mit tinh và biểu dương lực lượng kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2/9/1956. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp (bên trái) duyệt các đơn vị quân đội trong buổi lễ mit tinh và biểu dương lực lượng kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2/9/1956. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dịp Tết Canh Tuất 1970, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ đoàn X bộ binh, Quân khu 3. (Ảnh: Nghĩa Dũng/TTXVN)
Nhân dịp Tết Canh Tuất 1970, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ đoàn X bộ binh, Quân khu 3. (Ảnh: Nghĩa Dũng/TTXVN)
Nhân dịp đầu năm mới (tháng 1/1973), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, nói chuyện với các chiến sỹ tự vệ khu phố K và T Hà Nội, đơn vị đã dũng cảm mưu trí, bắn rơi máy bay E.111 của Mỹ đêm 22/12/1972. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Nhân dịp đầu năm mới (tháng 1/1973), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, nói chuyện với các chiến sỹ tự vệ khu phố K và T Hà Nội, đơn vị đã dũng cảm mưu trí, bắn rơi máy bay E.111 của Mỹ đêm 22/12/1972. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với các anh hùng, dũng sỹ miền Nam, tối 2/2/1971, tại Hà Nội. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với các anh hùng, dũng sỹ miền Nam, tối 2/2/1971, tại Hà Nội. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng tiếp Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine, Tổng thống Yasser Arafat tại Hà Nội, tháng 3/1970. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng tiếp Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine, Tổng thống Yasser Arafat tại Hà Nội, tháng 3/1970. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, ngày 30/12/1972, lực lượng nòng cốt cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, ngày 30/12/1972, lực lượng nòng cốt cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dịp đầu năm mới (tháng 1/1973), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, nói chuyện với các chiến sĩ tự vệ khu phố K và T Hà Nội, đơn vị đã dũng cảm mưu trí, bắn rơi máy bay E.111 của Mỹ đêm 22/12/1972. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Nhân dịp đầu năm mới (tháng 1/1973), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, nói chuyện với các chiến sĩ tự vệ khu phố K và T Hà Nội, đơn vị đã dũng cảm mưu trí, bắn rơi máy bay E.111 của Mỹ đêm 22/12/1972. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Ngày 12/2/1971, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với các Anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra miền Bắc dự Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Ngày thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Ngày 12/2/1971, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với các Anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra miền Bắc dự Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Ngày thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Ngày 9/8/1970, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm làng Nguyên Xá (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), nơi có nhiều thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. (Ảnh: Xuân Vi/TTXVN)
Ngày 9/8/1970, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm làng Nguyên Xá (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), nơi có nhiều thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. (Ảnh: Xuân Vi/TTXVN)
Ngày 30/12/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát xác máy bay B52 Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi tại làng Ngọc Hà (Hà Nội) trong chuyến thăm Tiểu đoàn 79 tên lửa, đơn vị có nhiều thành tích cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ cuối tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 30/12/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát xác máy bay B52 Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi tại làng Ngọc Hà (Hà Nội) trong chuyến thăm Tiểu đoàn 79 tên lửa, đơn vị có nhiều thành tích cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ cuối tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Trong ảnh: Ngày 5/5/1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm các đơn vị thông tin và quân y tham gia duyệt binh ngày 1/5/1973. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Trong ảnh: Ngày 5/5/1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm các đơn vị thông tin và quân y tham gia duyệt binh ngày 1/5/1973. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) từng bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường trong chiến thắng Hàm Rồng, tại Lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) từng bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường trong chiến thắng Hàm Rồng, tại Lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng Thủ tướng Cuba Fidel Castro huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên Phủ, tối 13/9/1973, tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng Thủ tướng Cuba Fidel Castro huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên Phủ, tối 13/9/1973, tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mão (tháng 1/1975), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Đoàn Không quân Sao Đỏ. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mão (tháng 1/1975), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Đoàn Không quân Sao Đỏ. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm hỏi lão du kích Bến Tre, ngày 31/5/1975. Đây là chuyến thăm miền Nam đầu tiên sau ngày giải phóng của Đại tướng. (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm hỏi lão du kích Bến Tre, ngày 31/5/1975. Đây là chuyến thăm miền Nam đầu tiên sau ngày giải phóng của Đại tướng. (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm căn cứ Khánh Hòa, trước đây là Sở chỉ huy Sư đoàn 3 quân Ngụy Sài Gòn (Đà Nẵng), ngày 7/5/1975. Đây là chuyến thăm miền Nam đầu tiên sau ngày giải phóng của Đại tướng. (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm căn cứ Khánh Hòa, trước đây là Sở chỉ huy Sư đoàn 3 quân Ngụy Sài Gòn (Đà Nẵng), ngày 7/5/1975. Đây là chuyến thăm miền Nam đầu tiên sau ngày giải phóng của Đại tướng. (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đại biểu quân đội tại kỳ họp của Quốc hội khóa 6, sáng 2/7/1976. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đại biểu quân đội tại kỳ họp của Quốc hội khóa 6, sáng 2/7/1976. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Ngày 21/04/1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ dẫn dầu đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm đơn vị hải quân Ba Lan trên bờ biển Baltic. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Ngày 21/04/1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ dẫn dầu đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm đơn vị hải quân Ba Lan trên bờ biển Baltic. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Nguyên soái Ustinov duyệt đội danh dự, tại Moskva, ngày 10/3/77. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Nguyên soái Ustinov duyệt đội danh dự, tại Moskva, ngày 10/3/77. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Ngày 16/10/1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn 1-Binh đoàn Quyết Thắng. (Ảnh: Hoàng Thiểm/TTXVN)
Ngày 16/10/1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn 1-Binh đoàn Quyết Thắng. (Ảnh: Hoàng Thiểm/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đội bay vũ trụ quốc tế Xô-Việt trong lễ tiễn đoàn tại Hà Nội, chiều 6/9/1980. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đội bay vũ trụ quốc tế Xô-Việt trong lễ tiễn đoàn tại Hà Nội, chiều 6/9/1980. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Ngài Samora Machel, Chủ tịch nước Cộng hòa Mozambique, Chủ tịch Đảng Frelimo đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ sang thăm Mozambique từ 15-19/11/1980. (Ảnh: Thế Trung/TTXVN)
Ngài Samora Machel, Chủ tịch nước Cộng hòa Mozambique, Chủ tịch Đảng Frelimo đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ sang thăm Mozambique từ 15-19/11/1980. (Ảnh: Thế Trung/TTXVN)
Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/04/1981, tại Vientiane. (Ảnh: Thế Trung/TTXVN)
Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/04/1981, tại Vientiane. (Ảnh: Thế Trung/TTXVN)
Tháng 7/1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trung tâm huấn luyện phi công vũ trụ Yuri Gagarin tại Liên Xô. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)
Tháng 7/1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trung tâm huấn luyện phi công vũ trụ Yuri Gagarin tại Liên Xô. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thăm cầu Mường Thanh nhân kỷ niệm 30 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5/1984). (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thăm cầu Mường Thanh nhân kỷ niệm 30 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5/1984). (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 20/8/1992. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 20/8/1992. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Điện Biên từ 2-5/5/1984. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Điện Biên từ 2-5/5/1984. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara, Trưởng đoàn Mỹ tham dự Hội thảo Việt-Mỹ: Những cơ hội bị bỏ lỡ, chiều 23/6/1997, tại Hà Nội. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara, Trưởng đoàn Mỹ tham dự Hội thảo Việt-Mỹ: Những cơ hội bị bỏ lỡ, chiều 23/6/1997, tại Hà Nội. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ các gia đình có công với Cách mạng chiều 02/09/1996 tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ các gia đình có công với Cách mạng chiều 02/09/1996 tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Tối 08/12/1995, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự buổi chiêu đãi trọng thể Chủ tịch Fidel Castro và các vị cùng đi. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Tối 08/12/1995, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự buổi chiêu đãi trọng thể Chủ tịch Fidel Castro và các vị cùng đi. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Ngày 19/11/1995 tại Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp ông Mc. Namara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Ngày 19/11/1995 tại Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp ông Mc. Namara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với Thanh niên Thủ đô nhân buổi gặp mặt Tuổi 20 với Đại thắng mùa xuân 1975, ngày 21/04/1995, tại Cung văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội. (Ảnh: Đình Trân/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với Thanh niên Thủ đô nhân buổi gặp mặt Tuổi 20 với Đại thắng mùa xuân 1975, ngày 21/04/1995, tại Cung văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội. (Ảnh: Đình Trân/TTXVN)
Ngày 17/12/94, tại huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cắt băng khánh thành công trình lưu niệm nhà bia và đón nhận Bằng di tích lịch sử khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Ngày 17/12/94, tại huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cắt băng khánh thành công trình lưu niệm nhà bia và đón nhận Bằng di tích lịch sử khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Tổng thống Pháp Jacques Chirac thăm hữu nghị Việt Nam từ 12-15/11/1997. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Tổng thống Pháp Jacques Chirac thăm hữu nghị Việt Nam từ 12-15/11/1997. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội khuyến học Việt Nam đến dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc hội khuyến học Việt Nam ngày 16/6/1999. (Ảnh: Trần Thiêm/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội khuyến học Việt Nam đến dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc hội khuyến học Việt Nam ngày 16/6/1999. (Ảnh: Trần Thiêm/TTXVN)
Thiếu nhi thủ đô Hà Nội tặng hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 05/05/2004, tại Cung Văn hóa hữu nghị. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Thiếu nhi thủ đô Hà Nội tặng hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 05/05/2004, tại Cung Văn hóa hữu nghị. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các thiếu nữ dân tộc Thái, tỉnh Điện Biên trong chuyến thăm lại chiến trường xưa, chiều 20/4/2004. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các thiếu nữ dân tộc Thái, tỉnh Điện Biên trong chuyến thăm lại chiến trường xưa, chiều 20/4/2004. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Ngày 22/2/2003, Chủ tịch Cuba Fidel Castro hội kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư dinh của Đại tướng. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Ngày 22/2/2003, Chủ tịch Cuba Fidel Castro hội kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư dinh của Đại tướng. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp lại những chiến sỹ của mình đã chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ 50 năm trước (2004). (Ảnh: Tùng Lâm/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp lại những chiến sỹ của mình đã chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ 50 năm trước (2004). (Ảnh: Tùng Lâm/TTXVN)
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự buổi gặp mặt đại diện chiến sỹ Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày 13/3/2004. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự buổi gặp mặt đại diện chiến sỹ Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày 13/3/2004. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Danh dự của Hội Cựu chiến binh Việt Nam phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ III, từ 26-28/12/2002. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Danh dự của Hội Cựu chiến binh Việt Nam phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ III, từ 26-28/12/2002. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, nhân kỷ niêm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 6/5/2004. (Ảnh: Đình Trân/TTXVN)
Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, nhân kỷ niêm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 6/5/2004. (Ảnh: Đình Trân/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại hầm chỉ huy của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sáng 20/4/2004. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại hầm chỉ huy của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sáng 20/4/2004. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Ngày 28/4/2005, tại Hà Nội, đồng chí Raul Castro, Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba đến chào Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Ngày 28/4/2005, tại Hà Nội, đồng chí Raul Castro, Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba đến chào Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tổng thống Venezuela Hugo Chávez thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng, ngày 1/8/2006. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tổng thống Venezuela Hugo Chávez thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng, ngày 1/8/2006. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Ngày 17/11/2006, tại Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp Tổng thống Chile Michelle Bachelet nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Ngày 17/11/2006, tại Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp Tổng thống Chile Michelle Bachelet nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục