Tập đoàn thực phẩm và nước giải khát PepsiCo Inc. (Mỹ) ngày 10/7 cho biết đã mở nhà máy sản xuất thực phẩm thứ 6 tại Trung Quốc trong nỗ lực nhằm tăng cường thế mạnh của thương hiệu.
Các công ty thực phẩm và nước giải khát, có nhãn hiệu bao gồm Lay's, Quaker Oats, Tropicana và cola PepsiCo cho biết tập đoàn Pepsyco sẽ thúc đẩy phát triển hơn nữa các dòng sản phẩm này tại miền Trung và phía Tây của Trung Quốc.
Theo đại diện Tập đoàn PepsiCo, cơ sở sản xuất mới đóng tại Vũ Hán dự kiến sẽ sản xuất khoảng 15.000 tấn khoai tây chiên nhãn hiệu Lay mỗi năm. Thống kê cho thấy có khoảng 40% dân số Trung Quốc đã từng nếm thử Lay, một sản phẩm mang hương vị lẩu Numb và Spicy và xúp cá chua nóng, rất hấp dẫn.
Nhà máy mới ước tính cũng sẽ sử dụng ít hơn 30% lượng nước và 20% năng lượng so với một số cơ sở sản xuất trước đó của công ty trong khu vực. Điều này giúp giảm rất lớn các khoản chi phí điều hành của hãng.
Với doanh số bán hàng có phần chững lại tại Mỹ, PepsiCo quyết định mở rộng thị trường tại Trung Quốc nhằm chạy đua để củng cố vị thế của thương hiệu tại các thị trường mới, và hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trong năm 2010, PepsiCo cũng tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD cho mục đích phát triển tại Trung Quốc, bổ sung cho số tiền 1 tỷ USD mà PepsiCo đã thông báo năm 2008 và có thể coi là "đối trọng" với 2 tỷ USD mà đối thủ đồng hương Coca-Cola tuyên bố đầu tư vào nước này hồi năm 2009.
Kế hoạch mở rộng rầm rộ của PepsiCo chắc chắn sẽ châm ngòi cho một màn cạnh tranh gay gắt mới giữ các hãng thực phẩm và nước giải khát tại thị trường béo bở này./.
Các công ty thực phẩm và nước giải khát, có nhãn hiệu bao gồm Lay's, Quaker Oats, Tropicana và cola PepsiCo cho biết tập đoàn Pepsyco sẽ thúc đẩy phát triển hơn nữa các dòng sản phẩm này tại miền Trung và phía Tây của Trung Quốc.
Theo đại diện Tập đoàn PepsiCo, cơ sở sản xuất mới đóng tại Vũ Hán dự kiến sẽ sản xuất khoảng 15.000 tấn khoai tây chiên nhãn hiệu Lay mỗi năm. Thống kê cho thấy có khoảng 40% dân số Trung Quốc đã từng nếm thử Lay, một sản phẩm mang hương vị lẩu Numb và Spicy và xúp cá chua nóng, rất hấp dẫn.
Nhà máy mới ước tính cũng sẽ sử dụng ít hơn 30% lượng nước và 20% năng lượng so với một số cơ sở sản xuất trước đó của công ty trong khu vực. Điều này giúp giảm rất lớn các khoản chi phí điều hành của hãng.
Với doanh số bán hàng có phần chững lại tại Mỹ, PepsiCo quyết định mở rộng thị trường tại Trung Quốc nhằm chạy đua để củng cố vị thế của thương hiệu tại các thị trường mới, và hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trong năm 2010, PepsiCo cũng tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD cho mục đích phát triển tại Trung Quốc, bổ sung cho số tiền 1 tỷ USD mà PepsiCo đã thông báo năm 2008 và có thể coi là "đối trọng" với 2 tỷ USD mà đối thủ đồng hương Coca-Cola tuyên bố đầu tư vào nước này hồi năm 2009.
Kế hoạch mở rộng rầm rộ của PepsiCo chắc chắn sẽ châm ngòi cho một màn cạnh tranh gay gắt mới giữ các hãng thực phẩm và nước giải khát tại thị trường béo bở này./.
Thạch Thảo (Vietnam+)