Quảng Bình: Bàn giao trăn đất và chim ưng quý hiếm cho Trung tâm Cứu hộ

Sau khi tiếp nhận trăn đất và chim ưng, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật sẽ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn trước khi thả về môi trường tự nhiên theo quy định.

Cá thể trăn đất và chim ưng là các cá thể nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB, cần được quản lý bảo vệ chặt chẽ. (Ảnh: TTXVN phát)
Cá thể trăn đất và chim ưng là các cá thể nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB, cần được quản lý bảo vệ chặt chẽ. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 23/11, thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết đơn vị vừa bàn giao 1 cá thể trăn đất và 1 cá thể chim ưng cho Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Cụ thể, cá thể trăn đất do ông Hà Bảo Trung ở xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) phát hiện và bắt được trong một lần đi làm rẫy.

Trăn đất khỏe mạnh, có trọng lượng 2,2kg. Sau đó, ông Trung đã tự nguyện giao nộp trăn đất cho Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa.

Thông qua sự tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng, ông Nguyễn Tiến Dũng ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa cũng đã tự nguyện bàn giao một cá thể chim ưng cho Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa.

ttxvn_tran dat.jpg
Cá thể trăn đất và chim ưng là các cá thể nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB, cần được quản lý bảo vệ chặt chẽ. (Ảnh: TTXVN phát)

Lực lượng Kiểm lâm địa phương đã lập biên bản, thực hiện các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe các động vật do người dân giao nộp, đồng thời tiến hành các thủ tục bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật.

Sau khi tiếp nhận trăn đất và chim ưng, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật sẽ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn trước khi thả về môi trường tự nhiên theo quy định.

Theo cơ quan chức năng, trăn đất (tên khoa học: Python bivittatus)) và chim ưng (tên khoa học: Accipitriformes spp) là các cá thể nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB, cần được quản lý bảo vệ chặt chẽ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục