Ngày 30/8, hội thảo “Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai: thực trạng và giải pháp” đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội thảo, bác sỹ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: “Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Người mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản... Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh việc các sản phụ áp dụng biện pháp uống các viên thuốc sắt, chống thiếu máu từ lúc mang thai cho đến sau khi sinh một tháng vẫn chưa được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị.”
Theo nghiên cứu mới đây về sức khỏe phụ nữ mang thai tại Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố thực hiện, cho thấy, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 17,5%, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60%. Các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng thiếu nhiều ở phụ nữ mang thai như 72,8% thiếu i-ốt ở và 34,6% thiếu kẽm.
Bác sỹ Diệp cũng nhấn mạnh, hậu quả của việc thiếu sắt và vi chất sẽ khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, tăng tỷ suất và bệnh suất sơ sinh hơn với trẻ không thiếu máu; sản phụ sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài. Đối với phụ nữ mang thai thiếu acid folic có thể gây những dị tật ống thần kinh của thai nhi như vô sọ, gai đôi cột sống. Thiếu i-ốt sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, tai biến sản khoa như sinh non, con suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu. Đồng thời một phần là do từ lâu người Việt Nam có thói quen ăn quá nhiều ngũ cốc, rau quả, nhưng lại không biết rằng trong rau quả có những chất gây ức chế, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt và phụ nữ mang thai cũng dễ bị run.
Để kiểm soát tình trạng thiếu máu và thiếu vi chất, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai cần chủ động có chế độ ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và acid folic, kiểm soát tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét./.
Phát biểu tại hội thảo, bác sỹ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: “Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Người mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản... Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh việc các sản phụ áp dụng biện pháp uống các viên thuốc sắt, chống thiếu máu từ lúc mang thai cho đến sau khi sinh một tháng vẫn chưa được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị.”
Theo nghiên cứu mới đây về sức khỏe phụ nữ mang thai tại Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố thực hiện, cho thấy, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 17,5%, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60%. Các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng thiếu nhiều ở phụ nữ mang thai như 72,8% thiếu i-ốt ở và 34,6% thiếu kẽm.
Bác sỹ Diệp cũng nhấn mạnh, hậu quả của việc thiếu sắt và vi chất sẽ khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, tăng tỷ suất và bệnh suất sơ sinh hơn với trẻ không thiếu máu; sản phụ sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài. Đối với phụ nữ mang thai thiếu acid folic có thể gây những dị tật ống thần kinh của thai nhi như vô sọ, gai đôi cột sống. Thiếu i-ốt sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, tai biến sản khoa như sinh non, con suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu. Đồng thời một phần là do từ lâu người Việt Nam có thói quen ăn quá nhiều ngũ cốc, rau quả, nhưng lại không biết rằng trong rau quả có những chất gây ức chế, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt và phụ nữ mang thai cũng dễ bị run.
Để kiểm soát tình trạng thiếu máu và thiếu vi chất, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai cần chủ động có chế độ ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và acid folic, kiểm soát tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)