Từ đầu Hè đến nay, lượng khách du lịch đi tuyến đường thủy Hải Phòng-Cát Bà tăng đột biến, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp vận tải chạy theo lợi nhuận, bất chấp an toàn "nhồi" thêm khách, vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn giao thông đường thủy.
Hiện trên tuyến có 6 doanh nghiệp với trên 30 tàu tham gia vận chuyển hành khách, trung bình mỗi ngày có hàng nghìn du khách đi tàu cao tốc từ Bến Bính ra Cát Bà.
Nhằm chấn chỉnh tình hình vận tải hành khách trên tuyến đường thủy này, Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng phối hợp với Cảnh sát Đường thủy, Công an thành phố đã kiểm tra, rà soát lại các tàu khách ra vào bến thủy nội địa tại khu vực bến Bính.
Lực lượng chức năng phát hiện nhiều sai phạm của các doanh nghiệp vận tải hành khách. Cụ thể, liên tiếp trong các ngày 27/4, 28/4, 2/6, 8/6, tàu khách Mekong-Hoàng Yến, số đăng ký HP 2057 liên tục vi phạm các lỗi như điều khiển phương tiện rời bến thủy nội địa không có giấy phép ra vào cảng, bến; chở quá số người được phép chở là 328 khách/160 ghế đăng ký...
Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng lập biên bản, yêu cầu chủ bến khắc phục các lỗi vi phạm trên, chủ bến, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đều không hợp tác, từ chối ký vào biên bản làm việc.
Không chỉ thế, Công ty cổ phần vận tải và du lịch Hải Phòng đã để hành khách xuống phương tiện quá tải trọng, chỉ đạo thuyền trưởng Phạm Ngọc Bích điều khiển tàu rời bến, bất chấp các quy định của pháp luật, sự ngăn chặn của các cơ quan chức năng.
Cơ quan chức năng còn phát hiện vé tàu có sự tẩy xóa, sửa số lượng ghế đăng ký từ 160 ghế lên 200 ghế.
Các hành vi vi phạm liên tiếp, thái độ coi thường pháp luật của công ty đã gây khó khăn trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trước đó, Công ty cổ phần vận tải du lịch Hải Phòng từng bị lập biên bản về việc thiếu thiết bị an toàn và đình chỉ hoạt động của bến tàu. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đoàn kiểm tra đã hướng dẫn làm thủ tục để cấp phép tạm thời trong quá trình chờ hoàn tất thủ tục, nhưng sau đó doanh nghiệp vẫn tái phạm.
Đối với các doanh nghiệp khác, lực lượng thanh tra giao thông thủy cũng đã vận động, tuyên truyền và xử lý khi có sai phạm, góp phần cho du khách yên tâm đến Cát Bà và ngược lại bằng tàu thủy.
Nhiều hướng dẫn viên du lịch của các công ty lữ hành phản ánh, trong mùa du lịch, việc chở khách du lịch bằng tàu cao tốc quá tải, không bảo đảm an toàn khiến nhiều hành khách không muốn quay trở lại Cát Bà.
Ông Trần Văn Thanh, Phó Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải cho biết việc chở khách vượt quá số ghế đăng kiểm dẫn tới hiện tượng quá tải, hành khách chen lấn, xô đẩy, thậm chí cãi nhau, xô xát với nhân viên trên tàu. Do chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp vận tải thủy đã vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa, thiếu trách nhiệm trước tính mạng của hành khách. Khi xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm và không thể xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến môi trường du lịch của Hải Phòng.
Trước đó, ngày 5/6/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn hỏa tốc số 5175 gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về việc tăng cường quản lý phương tiện thủy nội địa chở khách, sau khi nhận được nhiều phản ánh của hành khách về việc phương tiện thủy chở khách du lịch quá tải, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy, đe dọa đến tính mạng và tải sản của hành khách./.
Hiện trên tuyến có 6 doanh nghiệp với trên 30 tàu tham gia vận chuyển hành khách, trung bình mỗi ngày có hàng nghìn du khách đi tàu cao tốc từ Bến Bính ra Cát Bà.
Nhằm chấn chỉnh tình hình vận tải hành khách trên tuyến đường thủy này, Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng phối hợp với Cảnh sát Đường thủy, Công an thành phố đã kiểm tra, rà soát lại các tàu khách ra vào bến thủy nội địa tại khu vực bến Bính.
Lực lượng chức năng phát hiện nhiều sai phạm của các doanh nghiệp vận tải hành khách. Cụ thể, liên tiếp trong các ngày 27/4, 28/4, 2/6, 8/6, tàu khách Mekong-Hoàng Yến, số đăng ký HP 2057 liên tục vi phạm các lỗi như điều khiển phương tiện rời bến thủy nội địa không có giấy phép ra vào cảng, bến; chở quá số người được phép chở là 328 khách/160 ghế đăng ký...
Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng lập biên bản, yêu cầu chủ bến khắc phục các lỗi vi phạm trên, chủ bến, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đều không hợp tác, từ chối ký vào biên bản làm việc.
Không chỉ thế, Công ty cổ phần vận tải và du lịch Hải Phòng đã để hành khách xuống phương tiện quá tải trọng, chỉ đạo thuyền trưởng Phạm Ngọc Bích điều khiển tàu rời bến, bất chấp các quy định của pháp luật, sự ngăn chặn của các cơ quan chức năng.
Cơ quan chức năng còn phát hiện vé tàu có sự tẩy xóa, sửa số lượng ghế đăng ký từ 160 ghế lên 200 ghế.
Các hành vi vi phạm liên tiếp, thái độ coi thường pháp luật của công ty đã gây khó khăn trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trước đó, Công ty cổ phần vận tải du lịch Hải Phòng từng bị lập biên bản về việc thiếu thiết bị an toàn và đình chỉ hoạt động của bến tàu. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đoàn kiểm tra đã hướng dẫn làm thủ tục để cấp phép tạm thời trong quá trình chờ hoàn tất thủ tục, nhưng sau đó doanh nghiệp vẫn tái phạm.
Đối với các doanh nghiệp khác, lực lượng thanh tra giao thông thủy cũng đã vận động, tuyên truyền và xử lý khi có sai phạm, góp phần cho du khách yên tâm đến Cát Bà và ngược lại bằng tàu thủy.
Nhiều hướng dẫn viên du lịch của các công ty lữ hành phản ánh, trong mùa du lịch, việc chở khách du lịch bằng tàu cao tốc quá tải, không bảo đảm an toàn khiến nhiều hành khách không muốn quay trở lại Cát Bà.
Ông Trần Văn Thanh, Phó Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải cho biết việc chở khách vượt quá số ghế đăng kiểm dẫn tới hiện tượng quá tải, hành khách chen lấn, xô đẩy, thậm chí cãi nhau, xô xát với nhân viên trên tàu. Do chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp vận tải thủy đã vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa, thiếu trách nhiệm trước tính mạng của hành khách. Khi xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm và không thể xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến môi trường du lịch của Hải Phòng.
Trước đó, ngày 5/6/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn hỏa tốc số 5175 gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về việc tăng cường quản lý phương tiện thủy nội địa chở khách, sau khi nhận được nhiều phản ánh của hành khách về việc phương tiện thủy chở khách du lịch quá tải, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy, đe dọa đến tính mạng và tải sản của hành khách./.
Hoàng Ngọc (TTXVN)