Ủy ban Đoàn kết Ấn-Việt bang Tây Bengal dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 19/5, Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal đã tổ chức lễ dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 134 năm ngày sinh của Người.

Lãnh đạo và đại diện Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal chụp ảnh sau Lễ kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal/TTXVN phát)
Lãnh đạo và đại diện Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal chụp ảnh sau Lễ kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal/TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 19/5, Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal đã tổ chức lễ dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 134 năm ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2024).

Phát biểu trước tượng đài Bác ở giao lộ Hồ Chí Minh Sarani và Đường Jawaharlal Nehru, Chủ tịch Ủy ban Kusum Jain và Phó Chủ tịch Prem Kapoor đã trân trọng ghi nhớ Lời cam kết của Bác Hồ đối với nhân dân, đồng thời nhấn mạnh rằng trong bối cảnh thế giới hiện nay chúng ta cần có những nhà lãnh đạo tận tâm như Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sinh thời có sự gắn bó đặc biệt với Kolkata và người dân địa phương.

Cũng tại buổi lễ, các thành viên trong Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam đã lần lượt bày tỏ ấn tượng của mình về sự nghiệp và công lao của Người.

Ông Robin Deb, lãnh đạo đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist (CPIM), đã có phát biểu sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh và di chúc của Người.

Thành viên thanh niên Arvind Kori nói về khía cạnh cách mạng của Hồ Chí Minh và rằng điều này đã truyền nhiều cảm hứng cho anh.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kolkata là bức tượng đồng bán thân cao 6,5 mét, gồm có hai phần, bên dưới là bệ đá hoa cương màu nâu và bên trên là tượng đồng đen nguyên khối. Tượng được khánh thành vào ngày 19/5/1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác.

Người chủ trương xây dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây là ông Buddhadeb Bhattacharjee, khi đó là thành viên chính quyền bang Tây Bengal, phụ trách lĩnh vực Thông tin và Văn hóa.

Ông Buddhadeb Bhattacharjee là ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Ấn Độ, giai đoạn 2002-2015.

Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal luôn thể hiện sự trân trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người, coi đây là di sản vượt thời gian, sẽ được thế hệ mai sau của hai nước kế thừa và phát huy./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Khu trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh bên bờ sông Sài Gòn. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Lịch sử vinh quang soi đường tới tương lai

Truyền thống lịch sử vinh quang, hào hùng, trong đó có Chiến thắng 30/4/1945, chính là ngọn đuốc soi đường đưa dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Sáng 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt thẳng tiến Phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)

Bản hòa ca hòa bình, phát triển và thịnh vượng

Đất nước hòa bình là nền móng vững chắc để đất nước tiến lên, và Chiến thắng 30/4/1975 trở thành điểm khởi đầu cho một hành trình mới mang tên khát vọng phát triển hùng cường và thịnh vượng.

Xe tăng số hiệu 390 (trái) thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. (Ảnh: Francoise Demulder/TTXVN phát)

Sức mạnh của ý chí thống nhất

Chùm 3 bài "Nước non Việt Nam vững bền" là những chia sẻ, cảm nhận, đánh giá, bình luận của các quan chức, chuyên gia, học giả nước ngoài và trí thức người Việt về Chiến thắng 30/4/1975.