Việt Nam chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi chủ động ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
Tại Hội nghị tham vấn Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậutổ chức ngày 13/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrần Hồng Hà nhấn mạnh theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thếkỷ 21 nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 2,3 độ C, tổnglượng mưa mỗi năm đều tăng nhưng trong khi đó lượng mưa vào mùa khô lạigiảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75cm đến 1m so với trungbình thời kỳ 1980-1999.

Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40%diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập; 10-12%dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.

Ứng phó là vấn đề sống còn

Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối vớitoàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xãhội toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, chínhtrị, ngoại giao, kinh tế, thương mại. Là một trong những nước chịu ảnhhưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đềcó ý nghĩa sống còn. Bởi nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng sẽ gây ngậplụt, nhiễm mặn, nguồn nước ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đốivới công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai.

Sự hiện hữu của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã và đang trở nênrõ ràng hơn bao giờ hết. Minh chứng là từ năm 1960 đến nay, nhiệt độtrung bình năm đã tăng khoảng 0,5 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng20cm. Đặc biệt, hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng tác động mạnh mẽđến thời tiết Việt Nam, gây ra bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt.Đây chính là nguy cơ đe dọa đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việcthực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Dó đó, ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Namphải gắn liền và hướng tới phát triển bền vững, dựa trên nền kinh tếcácbon thấp và tăng trưởng xanh, tận dụng các cơ hội để đổi mới, nângcao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia; tiến hành đồng thời giảmthiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đóthích ứng ở những thập kỷ đầu thế kỷ 21 phải là trọng tâm.

Trong ứng phó với biến đổi khí hậu các giải pháp phải có tínhtích hợp, hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, kết hợp giữa toàncầu và quốc gia, ưu tiên trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giaiđoạn; cân nhắc đầy đủ trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đếncác yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu, hài hòa giữa lợi íchcác bên; kết hợp các giải pháp kỹ thuật và các giải pháp mang tính xãhội, văn hóa; kết hợp giữa kiến thức khoa học và tri thức bản địa.

Các nhiệm vụ trọng tâm

Trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 và tầm nhìnđến năm 2100, nhiệm vụ cấp bách nhất là lập bản đồ ngập lụt tương ứngvới các kịch bản về nước biển dâng, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi vùngĐồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng; triển khai các giải phápchống xâm nhập mặn hiệu quả cho các vùng cửa sông để đảm bảo ổn địnhphát triển kinh tế, kết hợp với củng cố nâng cấp hệ thống đê sông, đêbiển ở các đoạn xung yếu nhất, các dự án chống ngập cho các thành phố,đô thị lớn.

Mặt khác, xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu vànước biển dâng với độ chính xác cao, gắn với hệ thống thông tin địa lý,thông tin viễn thám thành một bản đồ rủi ro thiên tai, rủi ro khí hậu vànước biển dâng phục vụ công tác hoạch định chính sách, các hoạt độngthích ứng từ Trung ương đến địa phương.

Bên cạnh việcnghiên cứu xác định và từng bước triển khai các giải pháp cụ thể đểphòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. Cầnđẩy mạnh hơn nữa tiến độ thực hiện các dự án trồng rừng, tái trồng rừng,khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế. Phấn đấuđến năm 2020 thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp, nâng tỷ lệ đất córừng lên 47%, quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sảnxuất, 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng; GDPcủa ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2-3% GDP quốc gia.

Hoànthành xây dựng các chương trình chiến lược năng lượng quốc gia trung vàdài hạn và các chương trình đặc biệt cho các ngành quan trọng như than,dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo cung cấpnăng lượng ổn định và phát triển năng lượng sạch về lâu dài. Thực hiệnrà soát, điều chỉnh thích hợp, có cơ sở khoa học các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, các bộ,ngành, địa phương và hoàn thành vào năm 2015.

Hiện đạihóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảmcảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan. Đến năm 2015 pháttriển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đồng bộ, có mật độ trạmtăng ít nhất 50% so với hiện nay và tự động hóa 75% số trạm. Nâng thờihạn dự báo bão, áp thấp nhiệt đới lên 72 giờ, giảm 50% thiệt hại về ngườido các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra so với trung bình năm1990-2000.

Giải pháp thực hiện Chiến lược

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định đểthích ứng với biến đổi khí hậu, việc đầu tiên là phải đảm bảo các nguồnlực tài chính. Theo đó, ngân sách nhà nước tăng mức đầu tư cho công tácnày, nhất là đầu tư cho các dự án ứng phó cấp bách được triển khai cótrọng tâm, trọng điểm đạt hiệu quả cao khắc phục tác động của biến đổikhí hậu. Đi đôi với chú trọng thu hút nguồn vốn từ hỗ trợ phát triểnODA, các cơ chế tài chính quốc tế phù hợp cho các dự án ứng phó với biếnđổi khí hậu, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại trong việcnâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

Xây dựng những các cơ chế khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia cung cấp tài chính cho ứng phóvới biến đổi khí hậu. Tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chínhtrị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về thích ứng và giảm nhẹphát thải khí nhà kính; hoàn thiện hệ thống thể chế tạo điều kiện chongười dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật, lập quyhoạch, kế hoạch, quản lý và giám sát việc thực hiện Chương trình, dự ánvề biến đổi khí hậu tại các địa phương.

Nâng cao nănglực, vị trí, vai trò của Việt Nam trong đàm phán quốc tế về biến đổi khíhậu. Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trongquá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khíhậu, Nghị định thư Kyoto và các thỏa thuận, hiệp định quốc tế khác cóliên quan; tích cực, chủ động, sáng tạo xây dựng các thỏa thuận, cáchiệp định hợp tác quốc tế mới về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảmnhẹ phát thải khí nhà kính.../.

Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục