Việt Nam chuẩn bị mọi kế hoạch tiếp nhận kỹ thuật ghép đầu người

Dự kiến tới năm 2017, thế giới sẽ tiến hành ca ghép đầu người đầu tiên. Sau ca ghép này, Việt Nam sẽ sẵn sàng mời các chuyên gia chuyển giao kỹ thuật này.
Việt Nam chuẩn bị mọi kế hoạch tiếp nhận kỹ thuật ghép đầu người ảnh 1Kíp phẫu thuật thực hiện ghép tạng ở bệnh viện hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: Tư liệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức/TTXVN phát)

Giáo sư Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, Việt Nam đang chuẩn bị mọi công tác để sẵn sàng tiến hành ca ghép đầu người đầu tiên.

Giáo sư Sơn đã cho biết như vậy trong buổi sinh hoạt cộng đồng về hiến, ghép tạng do Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức tổ chức sáng 12/1, tại Hà Nội.

Theo giáo sư Sơn, dự kiến tới năm 2017, thế giới sẽ tiến hành ca ghép đầu người đầu tiên. Sau ca ghép này, Việt Nam sẽ sẵn sàng mời các chuyên gia chuyển giao kỹ thuật này.

"Việc ghép đầu người khâu quan trọng nhất và khó khăn nhất hiện nay là cần có người cho và người nhận. Người cho có thể là người trong tình trạng liệt toàn thân nhưng phần đầu vẫn minh mẫn.Về xây dựng đề án, khi có kế hoạch chúng tôi sẽ sẵn sàng ngay," ông Sơn nhấn mạnh.

Về kế hoạch cụ thể cho ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới, giáo dư Trịnh Hồng Sơn cho biết, việc chuẩn bị nhân lực và kỹ thuật sẽ có 150 bác sỹ và điều dưỡng được đào tạo trong 2 năm với các động tác thuần thục và phối hợp nhịp nhàng.

Thời gian phẫu thuật dự kiến 2 ngày.

Quy trình phẫu thuật ghép đầu người khó và phức tạp bởi những người phẫu thuật viên làm sao cho não cung cấp được oxy gồm đầu làm lạnh, cắt đầu của người hiến bằng lưỡi dao kim cương, bảo vệ đầu bằng bơm ôxy liên tục lên não qua ống silicone; Cắt đầu người nhận trên thân não để tim vẫn đập và nuôi cơ thể. Khi bắt đầu ghép thì nối dây thần kinh tủy sống, kết nối cột sống, nối mạch máu, cơ, da… sau đó theo dõi và săn sóc sau ghép./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục