Ai Cập đã quyết định hủy một thỏa thuận xuất khẩu khí đốt sang Israel, một động thái có thể tác động mạnh tới mối quan hệ song phương vốn đã căng thẳng kể từ sau làn sóng biểu tình ở Ai Cập hồi năm ngoái.
Thông tin này được phía Israel công bố ngày 22/4.
Còn theo Tập đoàn quốc doanh Khí đốt tự nhiên Ai Cập (EGAS), thỏa thuận với Công ty Khí đốt Đông Địa Trung Hải (EMG, công ty xuất khẩu khí đốt sang Israel) đã bị hủy bỏ từ ngày 19/4 do EMG vi phạm các điều kiện trong hợp đồng, nhiều tháng không thanh toán tiền.
Theo Chủ tịch EGAS Mohamed Shoeb, đây "thuần túy là một quyết định trong kinh doanh".
EMG được thành lập bởi doanh nhân Hussein Salim, người đang bị giam giữ ở Tây Ban Nha chờ dẫn độ.
Salim bị cáo buộc liên quan đến xuất khẩu khí đốt sang Israel với giá thấp hơn giá thị trường.
Thỏa thuận khí đốt giữa Ai Cập và Israel được ký kết năm 2005 dưới thời Tổng thống Hosni Mubarak, với mức giá được cho là "quá thấp" so với giá thị trường, và chính vấn đề giá cả đã khiến hợp đồng trở thành vấn đề gây tranh cãi kéo dài ở Ai Cập.
Thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD, là thỏa thuận thương mại lớn nhất giữa hai nước.
Thỏa thuận có thời hạn 15 năm, mỗi năm EMG bán cho Israel 1,7 tỷ mét khối khí đốt.
Hoạt động xuất khẩu chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008 song thời gian gần đây, đường ống dẫn khí đốt từ Ai Cập sang Israel qua bán đảo Sinai thường xuyên bị tấn công phá hoại.
Vụ mới nhất là đường ống này bị đặt bom ngày 9/4, là vụ thứ 14 kể từ tháng 2 năm ngoái - cũng là thời điểm nổ ra làn sóng biểu tình ở Ai Cập.
Trong phản ứng của mình, Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz ngày 22/4 đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" trước việc Ai Cập ngừng cung cấp khí đốt, và cho rằng "đây là một tiền lệ nguy hiểm có thể làm tổn hại hiệp ước hòa bình".
Ai Cập ký hiệp ước hòa bình với Israel vào năm 1979 (sau đó là Jordan vào năm 1994).
Thủ lĩnh đối lập ở Israel, ông Shaul Mofaz cũng chỉ trích động thái này khi cho rằng đây là một mốc thấp trong quan hệ Israel-Ai Cập và "vi phạm rõ ràng hiệp ước hòa bình".
Ai Cập cung cấp tới 40% nhu cầu khí đốt của Israel.
Nhiều quan chức Israel lo ngại quyết định của Cairo sẽ khiến Israel thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa Hè vì tại Israel, khí đốt được dùng chủ yếu vào việc sản xuất điện.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguồn nước và Năng lượng Israel Uzi Landau nói rằng Israel đang hướng tới giảm phụ thuộc vào nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng.
Việc khai thác hai mỏ khí tự nhiên lớn ở ngoài khơi bờ biển miền Bắc Israel được cho là có thể dần bù đắp phần nhập khẩu từ Ai Cập, và Israel đã bắt đầu công việc này bằng việc ký một thỏa thuận với Síp nhằm vạch ra các đường biên giới trên biển, nhưng lại gặp thách thức từ Liban, nước cho rằng các mỏ khí trên nằm trong lãnh hải của mình./.
Thông tin này được phía Israel công bố ngày 22/4.
Còn theo Tập đoàn quốc doanh Khí đốt tự nhiên Ai Cập (EGAS), thỏa thuận với Công ty Khí đốt Đông Địa Trung Hải (EMG, công ty xuất khẩu khí đốt sang Israel) đã bị hủy bỏ từ ngày 19/4 do EMG vi phạm các điều kiện trong hợp đồng, nhiều tháng không thanh toán tiền.
Theo Chủ tịch EGAS Mohamed Shoeb, đây "thuần túy là một quyết định trong kinh doanh".
EMG được thành lập bởi doanh nhân Hussein Salim, người đang bị giam giữ ở Tây Ban Nha chờ dẫn độ.
Salim bị cáo buộc liên quan đến xuất khẩu khí đốt sang Israel với giá thấp hơn giá thị trường.
Thỏa thuận khí đốt giữa Ai Cập và Israel được ký kết năm 2005 dưới thời Tổng thống Hosni Mubarak, với mức giá được cho là "quá thấp" so với giá thị trường, và chính vấn đề giá cả đã khiến hợp đồng trở thành vấn đề gây tranh cãi kéo dài ở Ai Cập.
Thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD, là thỏa thuận thương mại lớn nhất giữa hai nước.
Thỏa thuận có thời hạn 15 năm, mỗi năm EMG bán cho Israel 1,7 tỷ mét khối khí đốt.
Hoạt động xuất khẩu chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008 song thời gian gần đây, đường ống dẫn khí đốt từ Ai Cập sang Israel qua bán đảo Sinai thường xuyên bị tấn công phá hoại.
Vụ mới nhất là đường ống này bị đặt bom ngày 9/4, là vụ thứ 14 kể từ tháng 2 năm ngoái - cũng là thời điểm nổ ra làn sóng biểu tình ở Ai Cập.
Trong phản ứng của mình, Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz ngày 22/4 đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" trước việc Ai Cập ngừng cung cấp khí đốt, và cho rằng "đây là một tiền lệ nguy hiểm có thể làm tổn hại hiệp ước hòa bình".
Ai Cập ký hiệp ước hòa bình với Israel vào năm 1979 (sau đó là Jordan vào năm 1994).
Thủ lĩnh đối lập ở Israel, ông Shaul Mofaz cũng chỉ trích động thái này khi cho rằng đây là một mốc thấp trong quan hệ Israel-Ai Cập và "vi phạm rõ ràng hiệp ước hòa bình".
Ai Cập cung cấp tới 40% nhu cầu khí đốt của Israel.
Nhiều quan chức Israel lo ngại quyết định của Cairo sẽ khiến Israel thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa Hè vì tại Israel, khí đốt được dùng chủ yếu vào việc sản xuất điện.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguồn nước và Năng lượng Israel Uzi Landau nói rằng Israel đang hướng tới giảm phụ thuộc vào nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng.
Việc khai thác hai mỏ khí tự nhiên lớn ở ngoài khơi bờ biển miền Bắc Israel được cho là có thể dần bù đắp phần nhập khẩu từ Ai Cập, và Israel đã bắt đầu công việc này bằng việc ký một thỏa thuận với Síp nhằm vạch ra các đường biên giới trên biển, nhưng lại gặp thách thức từ Liban, nước cho rằng các mỏ khí trên nằm trong lãnh hải của mình./.
(TTXVN)