Bùng phát dịch sốt suất huyết Lassa, khiến 16 người chết

Nigeria: Bùng phát dịch sốt suất huyết Lassa, 16 người chết

Cơ quan y tế Nigeria đã tuyên bố một đợt bùng phát mới của dịch sốt xuất huyết Lassa đã khiến chết 16 người kể từ đầu tháng 1 đến nay.
Nigeria: Bùng phát dịch sốt suất huyết Lassa, 16 người chết ảnh 1Dịch bệnh Lassa đã khiến 16 người thiệt mạng kể từ đầu tháng Một. (Nguồn: dailytrust.com.ng)

Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 22/1, Cơ quan y tế Nigeria đã tuyên bố một đợt bùng phát mới của dịch sốt xuất huyết Lassa đã khiến chết 16 người kể từ đầu tháng Một đến nay, bất chấp những thành công được ghi nhận trong năm 2018 về việc đẩy lùi dịch bệnh này.

Trong một báo cáo mới công bố của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) cho biết rằng, kể từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt Lassa đã gia tăng nhanh ở nhiều bang ở Nigeria và 16 trường hợp đã tử vong. Theo báo cáo, tỷ lệ tử vong của sốt Lassa là 24,3%.

Hiện Nigeria ghi nhận tổng cộng có 172 trường hợp nghi ngờ, trong đó 60 trường hợp được xác nhận là dương tính với Lassa và 112 trường hợp là âm tính.

Virus sốt Lassa đã được phát hiện ở 8/37 bang của Nigeria gồm Edo, Ondo, Bauchi, Nasarawa, Ebonyi, Plateau, Taraba và Abuja.

Trước tình trạng dịch bệnh này đang bùng phát nhanh, NCDC đã tuyên bố tình trạng dịch bệnh và thành lập một trung tâm hoạt động khẩn cấp để điều phối.

[Dịch sốt xuất huyết Lassa nghiêm trọng nhất trong lịch sử ở Nigeria]

Trước đó, trong năm 2018, dịch sốt Lassa đã khiến 171 người chết ở 23 bang của Nigeria, trong đó 633 trường hợp được xác nhận dương tính với Lassa và gần 3.500 trường hợp nghi ngờ.

Tuy nhiên, nhờ vào phản ứng nhanh chóng của các cơ quan y tế nên Nigeria đã ngăn chặn dịch bệnh này. Dịch sốt này thường gia tăng nhanh và bùng phát ở Nigeria vào mùa khô, giữa tháng 1 và tháng 4 hàng năm.

Theo WHO, sốt Lassa là căn bệnh nhiễm một loại virus cùng họ với các vi-rút như Marburg và Ebola. Tên gọi Lassa được đặt theo tên một địa phương ở miền bắc Nigeria, nơi dịch sốt này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1969.

Sự lây lan dịch này thường thông qua sự bài tiết của loài gặm nhấm hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với máu, nước tiểu, phân hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bệnh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục