Đã thành thông lệ, năm nào Thượng tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu cũng trở về Quảng Trị cùng với lãnh đạo địa phương và cựu chiến binh mọi miền tổ quốc dâng hương tại Nghĩa trang Đường 9, cùng nhau thả hoa tưởng niệm đồng đội trên những khe suối, nguồn sông.
Đặc biệt, năm nay 2012 kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị, vị tướng anh hùng trong chuyến trở về đã cùng các đại biểu trao tặng nhiều suất quà cho thân nhân, gia đình các thương binh, liệt sĩ và dự lễ khởi công xây dựng cụm tâm linh tại Gio An để tri ân đồng chí, đồng bào…
Cây đa “nhân chứng”
Với Thượng tướng, Anh hùng Nguyễn Huy Hiệu, trong suốt chặng đường chiến đấu gần chục năm trên đất lửa Quảng Trị, ông đã trải qua biết bao kỷ niệm vui buồn. Để đến bây giờ, ông vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ thương, tri ân đồng đội.
Đặc biệt, mỗi khi có dịp dừng chân tại cây đa Gia Bình, những ký ức ngày xưa lại hiện về… Tướng Hiệu bảo rằng, ông còn nhớ rất rõ trận đánh lịch sử của đơn vị mình đã diễn ra tại đây vào mùa xuân 1968.
Trong thời chiến, làng Gia Bình đã chứng kiến bộ mặt ghê gớm nhất của cuộc chiến tranh. Chính gốc đa đó đã trở thành “đài quan sát” hữu hiệu để ta theo dõi nhất cử nhất động của quân địch. Ngày nào, đạn pháo của địch cũng nã vào thân đa, thế mà lạ thay, cái cây cổ thụ ấy vẫn bám trụ cho đến ngày giải phóng Quảng Trị 1972 mới chịu ngã xuống.
Năm 1998, Tướng Hiệu đã cùng đồng đội vạch lau lá, tìm lại cội đa cổ thụ để trồng vào đó một cây đa búp đỏ, với tâm nguyện linh hồn của những người đã ngã xuống trên mảnh đất bị đạn bom giày xéo sẽ lại quây quần về trên tán lá xanh tươi. Bà con nhân dân cũng quyết định xây lại đình làng Gia Bình về cạnh cây đa.
Một kỷ niệm khiến ông vô cùng xúc động khi năm nay cũng nhân dịp hội ngộ tại cây đa này, người dân địa phương đã luộc toàn sắn, khoai, củ từ, rau rừng… chiêu đãi các cựu chiến binh và lãnh đạo khắp mọi miền Tổ quốc về đây. Hình ảnh đó khiến mọi người đều rưng rưng nhớ lại những năm tháng chiến tranh đồng bào đã cưu mang, che chở cho quân giải phóng.
Những giây phút ấm tình quân dân đó được tái hiện nguyên vẹn khi họ ngồi bên nhau, ôn lại những trận đánh oai hùng, nhắc nhớ tên những đồng đội từng cùng nhau “kề vai thích cánh” năm xưa…
Và bước chân 40 năm của vị tướng già
Với Tướng Hiệu, mỗi lần nhắc đến hai tiếng Quảng Trị, ông lại bồi hồi nhớ về chiến trường xưa. Ông kể, dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị vừa rồi, ông cùng đoàn đại biểu đi thăm lại các di tích như cao điểm 31 Phúc sa cửa Việt, Ngô xá tây, Sáp đá mài…trên mảnh đất anh hùng này.
Ông cùng nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, đồng chí Minh Kỳ và đại diện cựu chiến binh cũng đã cùng trồng cây bồ đề ở Tân Kim, Sáp Đá Mài (địa danh trước kia có rất nhiều chiến sĩ của các đơn vị trong toàn quân từng anh dũng ngã xuống) thay cho lòng tri ân đồng chí, đồng bào.
Tướng Hiệu kể, sau lễ dâng hương tại các di tích lịch sử, đoàn đại biểu tiếp tục đi thăm các gia đình chính sách, trong đó có gia đình Trung tướng Phạm Minh Tâm, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 Mặt trận B5 trong chiến dịch 1972. Tướng Hiệu khi đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 chủ công, Trung đoàn 27 (Trung đoàn Triệu Hải anh hùng).
Các vị tướng già giờ đây gặp nhau giữa thời bình mừng mừng tủi tủi, cùng nhau ôn lại những năm tháng không thể nào quên. Vẫn nhớ như in, đúng 10 giờ 30 phút ngày 30/3/1972, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy nổ súng trước giờ G, đánh trận mở màn tiêu diệt cao điểm 322-288 khu vực phía Đông-Nam căn cứ Phu-Lơ.
Khi đó, chiến sĩ Nguyễn Viết Mão-xạ thủ trung liên của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 đã mưu trí bắt sống thiếu tá Hà Thúc Mẫn, tiểu đoàn trưởng quân Nguỵ Sài Gòn.
Tướng Hiệu kể rằng, giờ đây, cứ vào dịp mùng 5 Tết, các cựu chiến binh Trung đoàn 27 lại tề tựu về bên vườn cây tâm linh của gia đình ông, để tri ân đồng chí, đồng đội đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ Quốc.
Trong vườn tâm linh đó, quy tụ muôn loài cây quý được mang về từ khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S như Mai Chiếu Thủy, Ngũ Phúc, Nguyệt Quế, Cửu Phẩm, Trực Hương Khói… cây nào cũng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là nơi cho những linh hồn đồng đội ông trú ngụ, quây quần bên nhau.
Năm 2012, sau gần 40 năm, Tướng Hiệu mới có dịp gặp lại Ban liên lạc khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong cuộc hội ngộ này, ông đã gặp chiến sĩ Nguyễn Viết Mão năm xưa, phóng viên chiến trường-nhiếp ảnh gia nổi tiếng Huỳnh Tiến Công (tức Đoàn Công Tính) và hai con của má Sáu Ngẫu.
Còn nhớ, đêm 29, rạng sáng ngày 30/4/1975, má Sáu Ngẫu đã trao lại cho Nguyễn Huy Hiệu tấm bản đồ đô thành Sài Gòn do chính tay má dày công ghi chép tỷ mỷ từng vị trí quân địch, giúp dẫn đường cho Trung đoàn Triệu Hải tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.
May mắn hơn những đồng đội đã nằm lại chiến trường xưa, Tướng Hiệu sống giữa thời bình vẫn canh cánh nỗi lòng với những người đồng chí của mình.
Chính vì thế, hễ khi nào có điều kiện ông lại lên đường làm việc nghĩa, từ việc cùng nhân dân tôn tạo lại những di tích lịch sử, thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam, đến việc giúp đỡ thân nhân đồng đội đi tìm mộ liệt sỹ mà trước đây ông đã tự tay ghi chép tỉ mỉ tên tuổi từng người, quê quán, nơi chôn cất…
Những bước chân không mỏi mệt của Tướng Hiệu vẫn in dấu trên khắp các vùng quê, nơi có những đồng đội của ông an nghỉ…
Đặc biệt, năm nay 2012 kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị, vị tướng anh hùng trong chuyến trở về đã cùng các đại biểu trao tặng nhiều suất quà cho thân nhân, gia đình các thương binh, liệt sĩ và dự lễ khởi công xây dựng cụm tâm linh tại Gio An để tri ân đồng chí, đồng bào…
Cây đa “nhân chứng”
Với Thượng tướng, Anh hùng Nguyễn Huy Hiệu, trong suốt chặng đường chiến đấu gần chục năm trên đất lửa Quảng Trị, ông đã trải qua biết bao kỷ niệm vui buồn. Để đến bây giờ, ông vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ thương, tri ân đồng đội.
Đặc biệt, mỗi khi có dịp dừng chân tại cây đa Gia Bình, những ký ức ngày xưa lại hiện về… Tướng Hiệu bảo rằng, ông còn nhớ rất rõ trận đánh lịch sử của đơn vị mình đã diễn ra tại đây vào mùa xuân 1968.
Trong thời chiến, làng Gia Bình đã chứng kiến bộ mặt ghê gớm nhất của cuộc chiến tranh. Chính gốc đa đó đã trở thành “đài quan sát” hữu hiệu để ta theo dõi nhất cử nhất động của quân địch. Ngày nào, đạn pháo của địch cũng nã vào thân đa, thế mà lạ thay, cái cây cổ thụ ấy vẫn bám trụ cho đến ngày giải phóng Quảng Trị 1972 mới chịu ngã xuống.
Năm 1998, Tướng Hiệu đã cùng đồng đội vạch lau lá, tìm lại cội đa cổ thụ để trồng vào đó một cây đa búp đỏ, với tâm nguyện linh hồn của những người đã ngã xuống trên mảnh đất bị đạn bom giày xéo sẽ lại quây quần về trên tán lá xanh tươi. Bà con nhân dân cũng quyết định xây lại đình làng Gia Bình về cạnh cây đa.
Một kỷ niệm khiến ông vô cùng xúc động khi năm nay cũng nhân dịp hội ngộ tại cây đa này, người dân địa phương đã luộc toàn sắn, khoai, củ từ, rau rừng… chiêu đãi các cựu chiến binh và lãnh đạo khắp mọi miền Tổ quốc về đây. Hình ảnh đó khiến mọi người đều rưng rưng nhớ lại những năm tháng chiến tranh đồng bào đã cưu mang, che chở cho quân giải phóng.
Những giây phút ấm tình quân dân đó được tái hiện nguyên vẹn khi họ ngồi bên nhau, ôn lại những trận đánh oai hùng, nhắc nhớ tên những đồng đội từng cùng nhau “kề vai thích cánh” năm xưa…
Và bước chân 40 năm của vị tướng già
Với Tướng Hiệu, mỗi lần nhắc đến hai tiếng Quảng Trị, ông lại bồi hồi nhớ về chiến trường xưa. Ông kể, dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị vừa rồi, ông cùng đoàn đại biểu đi thăm lại các di tích như cao điểm 31 Phúc sa cửa Việt, Ngô xá tây, Sáp đá mài…trên mảnh đất anh hùng này.
Ông cùng nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, đồng chí Minh Kỳ và đại diện cựu chiến binh cũng đã cùng trồng cây bồ đề ở Tân Kim, Sáp Đá Mài (địa danh trước kia có rất nhiều chiến sĩ của các đơn vị trong toàn quân từng anh dũng ngã xuống) thay cho lòng tri ân đồng chí, đồng bào.
Tướng Hiệu kể, sau lễ dâng hương tại các di tích lịch sử, đoàn đại biểu tiếp tục đi thăm các gia đình chính sách, trong đó có gia đình Trung tướng Phạm Minh Tâm, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 Mặt trận B5 trong chiến dịch 1972. Tướng Hiệu khi đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 chủ công, Trung đoàn 27 (Trung đoàn Triệu Hải anh hùng).
Các vị tướng già giờ đây gặp nhau giữa thời bình mừng mừng tủi tủi, cùng nhau ôn lại những năm tháng không thể nào quên. Vẫn nhớ như in, đúng 10 giờ 30 phút ngày 30/3/1972, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy nổ súng trước giờ G, đánh trận mở màn tiêu diệt cao điểm 322-288 khu vực phía Đông-Nam căn cứ Phu-Lơ.
Khi đó, chiến sĩ Nguyễn Viết Mão-xạ thủ trung liên của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 đã mưu trí bắt sống thiếu tá Hà Thúc Mẫn, tiểu đoàn trưởng quân Nguỵ Sài Gòn.
Tướng Hiệu kể rằng, giờ đây, cứ vào dịp mùng 5 Tết, các cựu chiến binh Trung đoàn 27 lại tề tựu về bên vườn cây tâm linh của gia đình ông, để tri ân đồng chí, đồng đội đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ Quốc.
Trong vườn tâm linh đó, quy tụ muôn loài cây quý được mang về từ khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S như Mai Chiếu Thủy, Ngũ Phúc, Nguyệt Quế, Cửu Phẩm, Trực Hương Khói… cây nào cũng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là nơi cho những linh hồn đồng đội ông trú ngụ, quây quần bên nhau.
Năm 2012, sau gần 40 năm, Tướng Hiệu mới có dịp gặp lại Ban liên lạc khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong cuộc hội ngộ này, ông đã gặp chiến sĩ Nguyễn Viết Mão năm xưa, phóng viên chiến trường-nhiếp ảnh gia nổi tiếng Huỳnh Tiến Công (tức Đoàn Công Tính) và hai con của má Sáu Ngẫu.
Còn nhớ, đêm 29, rạng sáng ngày 30/4/1975, má Sáu Ngẫu đã trao lại cho Nguyễn Huy Hiệu tấm bản đồ đô thành Sài Gòn do chính tay má dày công ghi chép tỷ mỷ từng vị trí quân địch, giúp dẫn đường cho Trung đoàn Triệu Hải tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.
May mắn hơn những đồng đội đã nằm lại chiến trường xưa, Tướng Hiệu sống giữa thời bình vẫn canh cánh nỗi lòng với những người đồng chí của mình.
Chính vì thế, hễ khi nào có điều kiện ông lại lên đường làm việc nghĩa, từ việc cùng nhân dân tôn tạo lại những di tích lịch sử, thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam, đến việc giúp đỡ thân nhân đồng đội đi tìm mộ liệt sỹ mà trước đây ông đã tự tay ghi chép tỉ mỉ tên tuổi từng người, quê quán, nơi chôn cất…
Những bước chân không mỏi mệt của Tướng Hiệu vẫn in dấu trên khắp các vùng quê, nơi có những đồng đội của ông an nghỉ…
Hồng Hà (Vietnam+)