Tính từ 16h ngày 26/11 đến 16h ngày 27/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.063 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.048 ca ghi nhận trong nước (giảm 46 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 7.160 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.773), Cần Thơ (954), Bình Dương (716), Bà Rịa-Vũng Tàu (697), Tây Ninh (672), Đồng Tháp (604), Bạc Liêu (574), Đồng Nai (567), Bình Thuận (562), Vĩnh Long (539), Sóc Trăng (449), Kiên Giang (427), Cà Mau (422), Trà Vinh (328), An Giang (324), Hà Nội (310), Hậu Giang (287), Bến Tre (265), Khánh Hòa (239), Bình Định (197), Hà Giang (165), Lâm Đồng (159), Bình Phước (139), Bắc Ninh (137), Nghệ An (124), Tiền Giang (121), Long An (109), Gia Lai (109), Thừa Thiên-Huế (106), Vĩnh Phúc (104), Đắk Nông (85), Đà Nẵng (66), Hòa Bình (60), Quảng Nam (59), Quảng Ngãi (56), Thanh Hóa (55), Thái Nguyên (54), Ninh Thuận (46), Hải Dương (39), Phú Yên (36), Phú Thọ (33), Thái Bình (32), Tuyên Quang (29), Nam Định (29), Lạng Sơn (28), Quảng Bình (27), Quảng Trị (24), Hưng Yên (22), Hải Phòng (22), Quảng Ninh (15), Cao Bằng (10), Điện Biên (9), Bắc Giang (9), Hà Tĩnh (8 ), Sơn La (4), Bắc Kạn (4), Yên Bái (3), Kon Tum (2), Hà Nam (2), Lào Cai (1).
Ngày 27/11, Sở Y tế Tây Ninh đăng ký bổ sung thông tin trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 cho 3.004 ca nhiễm tại Tây Ninh đã được lấy mẫu từ những ngày trước đó sau khi rà soát đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-236), Bình Phước (-132), An Giang (-63).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+88), Bình Thuận (+66), Bình Định (+65).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 11.667 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.197.404 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.151 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.192.200 ca, trong đó có 954.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (465.953), Bình Dương (280.203), Đồng Nai (85.631), Long An (37.938), Tiền Giang (24.483).
Tình hình điều trị
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
Số bệnh nhân khỏi bệnh:Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.668 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 956.924 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.383 ca; trong đó, thở ôxy qua mặt nạ: 3.458 ca, thở ôxy dòng cao HFNC: 1.222 ca, hở máy không xâm lấn: 109 ca, thở máy xâm lấn: 584 ca và ECMO: 10 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 26/11 đến 17h30 ngày 27/11 ghi nhận 148 ca tử vong tại:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh (65) trong đó có 8 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Bình Dương (1), Đồng Nai (1), An Giang (1), Long An (3).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (11), Bình Dương (11), An Giang (9), Bạc Liêu (7), Bình Thuận (5), Cần Thơ (5), Sóc Trăng (4), Khánh Hòa (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (3), Bình Phước (2), Hà Giang (1), Lạng Sơn (1), Đắk Lắk (1), Hậu Giang (1)....
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 144 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.692 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 162.318 xét nghiệm cho 263.253 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4 vừa qua đến nay đã thực hiện 25.680.080 mẫu cho 67.526.948 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 26/11 có 1.359.412 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 117.691.092 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 69.309.495 liều, tiêm mũi 2 là 48.381.597 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Việt Nam tiếp nhận hơn 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer do Mỹ tài trợ. Đến nay Mỹ đã trao tặng hơn 18 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX nhằm hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.
Thành phố Hồ Chí Minh: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản cập nhật hướng dẫn tổ chức xét nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở (gọi chung là cơ sở lao động) trên địa bàn.
Ngoài ra, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân, CDC và trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức về việc tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người về từ địa phương khác.
Thành phố Hà Nội: Ngày 26/11, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Công điện số 25/CĐ-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó yêu cầu Sở Y tế xây dựng kế hoạch xét nghiệm tầm soát cho học sinh, giáo viên; xét nghiệm thường quy, sàng lọc theo chỉ định chuyên môn, định kỳ tại các khu vực nguy cơ mắc COVID cao./.