Tư lệnh cảnh sát quốc gia Mali, Đại tá Diamou Keita thông báo 22 người, trong đó có 11 dân thường và 11 binh sĩ, đã bị bắt giữ trong hai ngày 16 và 17/4, trong bối cảnh quốc gia Tây Phi này rơi vào khủng hoảng sau cuộc đảo chính hôm 22/3.
Trong số những người bị bắt giữ, có nhiều nhân vật thân cận với chính quyền của cựu Tổng thống Tổng thống Amadou Toumani Toure, như cựu Thủ tướng Modibo Sidibe, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sadio Gassama, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Amadou Cissoko, cựu Tư lệnh Cảnh sát Mali Mahamadou Diagouraga, và ông Bani Kante - một doanh nhân làm cố vấn cho ông Toure về các đầu tư của Libi vào Mali.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Đại tá Keita cho biết việc bắt giữ các nhân vật trên là kết quả của các cuộc điều tra trong những ngày qua. Ông cho biết thêm rằng một ủy ban điều tra đã được thành lập để làm rõ vấn đề trước khi chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp. Theo Đại tá Keita, cũng trong quá trình điều tra, giới chức trách đã phát hiện nhiều vũ khí mới, nhưng không cùng loại vũ khí của quân đội Mali. Ông cảnh báo "có một mối đe dọa mới liên quan đến tình trạng tuồn vũ khí từ bên ngoài vào Mali".
Trong phản ứng của mình, Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traore tuyên bố với quân đội rằng ông muốn chấm dứt các vụ bắt giữ và đề nghị trả tự do cho những người bị bắt. Ông Traore cũng cho biết thủ lĩnh lực lượng đảo chính Amadou Sanogo đã hứa giải quyết vấn đề này.
Cùng ngày, các tổ chức quốc tế đã lên án hành động bắt bớ của chính quyền quân sự Mali bất chấp thỏa thuận lập lại trật tự hiến pháp. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ lo ngại trước "làn sóng bắt giữ mới" và kêu gọi chính quyền lâm thời ở Mali kiềm chế nhằm tránh hủy hoại quá trình lập lại trật tự hiến pháp. Liên minh châu Phi (AU) cũng lên án các vụ bắt giữ trên, đồng thời nhấn mạnh rằng động thái này gây tổn hại tiến trình lập lại trật tự. Bộ trưởng Hội nhập châu Phi của Côte d'Ivoire, nước đại diện cho Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tiến hành hòa giải tại Mali, cho biết ECOWAS kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt giữ hoặc chuyển họ cho các cơ quan hữu trách xử lý.
Theo thông tin mới nhất, Tổng thống bị lật đổ Amadou Toumani Toure hiện đang ở nhà riêng của Đại sứ Senegal tại Bamaco. Tổng thống Senegal Macky Sall đã thông báo việc này trong một cuộc họp báo tại Paris nhân chuyến thăm Pháp ngày 18/4, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc các quan chức Mali bị bắt giữ.
Nhóm binh sĩ đảo chính đã chính thức chuyển giao quyền lực cho Tổng thống lâm thời Traore từ ngày 12/4, song trên thực tế nhóm này vẫn đang gây ảnh hưởng tại Bamaco trong khi các cuộc đối thoại tiếp diễn nhằm lập một chính phủ lâm thời trước khi tổ chức các cuộc bầu cử./.
Trong số những người bị bắt giữ, có nhiều nhân vật thân cận với chính quyền của cựu Tổng thống Tổng thống Amadou Toumani Toure, như cựu Thủ tướng Modibo Sidibe, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sadio Gassama, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Amadou Cissoko, cựu Tư lệnh Cảnh sát Mali Mahamadou Diagouraga, và ông Bani Kante - một doanh nhân làm cố vấn cho ông Toure về các đầu tư của Libi vào Mali.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Đại tá Keita cho biết việc bắt giữ các nhân vật trên là kết quả của các cuộc điều tra trong những ngày qua. Ông cho biết thêm rằng một ủy ban điều tra đã được thành lập để làm rõ vấn đề trước khi chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp. Theo Đại tá Keita, cũng trong quá trình điều tra, giới chức trách đã phát hiện nhiều vũ khí mới, nhưng không cùng loại vũ khí của quân đội Mali. Ông cảnh báo "có một mối đe dọa mới liên quan đến tình trạng tuồn vũ khí từ bên ngoài vào Mali".
Trong phản ứng của mình, Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traore tuyên bố với quân đội rằng ông muốn chấm dứt các vụ bắt giữ và đề nghị trả tự do cho những người bị bắt. Ông Traore cũng cho biết thủ lĩnh lực lượng đảo chính Amadou Sanogo đã hứa giải quyết vấn đề này.
Cùng ngày, các tổ chức quốc tế đã lên án hành động bắt bớ của chính quyền quân sự Mali bất chấp thỏa thuận lập lại trật tự hiến pháp. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ lo ngại trước "làn sóng bắt giữ mới" và kêu gọi chính quyền lâm thời ở Mali kiềm chế nhằm tránh hủy hoại quá trình lập lại trật tự hiến pháp. Liên minh châu Phi (AU) cũng lên án các vụ bắt giữ trên, đồng thời nhấn mạnh rằng động thái này gây tổn hại tiến trình lập lại trật tự. Bộ trưởng Hội nhập châu Phi của Côte d'Ivoire, nước đại diện cho Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tiến hành hòa giải tại Mali, cho biết ECOWAS kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt giữ hoặc chuyển họ cho các cơ quan hữu trách xử lý.
Theo thông tin mới nhất, Tổng thống bị lật đổ Amadou Toumani Toure hiện đang ở nhà riêng của Đại sứ Senegal tại Bamaco. Tổng thống Senegal Macky Sall đã thông báo việc này trong một cuộc họp báo tại Paris nhân chuyến thăm Pháp ngày 18/4, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc các quan chức Mali bị bắt giữ.
Nhóm binh sĩ đảo chính đã chính thức chuyển giao quyền lực cho Tổng thống lâm thời Traore từ ngày 12/4, song trên thực tế nhóm này vẫn đang gây ảnh hưởng tại Bamaco trong khi các cuộc đối thoại tiếp diễn nhằm lập một chính phủ lâm thời trước khi tổ chức các cuộc bầu cử./.
(TTXVN)