Từ nhiều năm nay, xã Glar thuộc huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai có nhiều cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Bahnar trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở các buôn làng.
Đặc trưng nhất là nghề dệt thổ cẩm được duy trì và phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, không những giữ gìn được bản sắc mà còn tạo việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn.
Từ năm 2006, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar được thành lập trên cơ sở phong trào dệt thổ cẩm phát triển mạnh trong các hộ gia đình. Lúc bấy giờ, trong toàn xã có đến hàng chục khung dệt đang hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu chị em làm ra sản phẩm là để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và trong các ngày diễn ra lễ hội quan trọng trong đời sống của cộng đồng.
Ngày đầu thành lập hợp tác xã chỉ có 40 xã viên tham gia đều là phụ nữ người Bahnar, với tổng mức vốn đóng góp 15 triệu đồng; sản phẩm chủ yếu là khố, áo nam, váy nữ, túi, ví... Tuy nhiên, sản phẩm vẫn còn đang trong thời kỳ còn manh mún, thô sơ và chưa có nhiều hoa văn, họa tiết đặc sắc, hấp dẫn..., do tay nghề của chị em thể hiện còn non kém.
Yếu điểm này đã dần được khắc phục thông qua việc mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho các xã viên do các nghệ nhân truyền đạt, đồng thời đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, không những nâng cao chất lượng mà ngày càng làm ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hợp tác xã đã mở được 4 lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 200 chị em, mỗi lớp đào tạo trong thời gian ba tháng và đảm bảo cho học viên nắm vững từ những kỹ thuật căn bản cho đến kỹ thuật nâng cao để tạo ra được những sản phẩm đa dạng hơn.
Tỉnh Gia Lai cũng đã ưu tiên đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất để hợp tác xã mở rộng quy mô hoạt động ổn định, Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Đoa hỗ trợ kinh phí cho hợp tác xã thuê mặt bằng tại các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và thành phố Pleiku để tổ chức giới thiệu sản phẩm.
Quy mô hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar ngày càng lớn mạnh và mang nhiều yếu tố bền vững, đến nay, hợp tác xã đã thu hút được hơn 100 thành viên tham gia, với tổng mức đóng góp lên tới hơn 200 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng bởi tay nghề cao của chị em, từng đường nét hoa văn cho đến độ mịn, phối màu đặc sắc và hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây.
Hợp tác xã cũng đã đưa các mặt hàng tham gia sản phẩm công nghiệp nông thôn năm 2012 tỉnh Gia Lai và được tuyển chọn các sản phẩm áo nam, khố nam, chăn đắp và túi xách giành giải nhất; trong đó sản phẩm chăn thổ cẩm được Cục công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tặng Cúp và Giấy chứng nhận là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2012.
Sản phẩm dệt thổ cẩm ở xã Glar không những chỉ được trưng bày ở nhiều nơi trong khu vực, mà còn thu hút khách du lịch ở các nơi tìm đến tham quan và mua sắm, tăng mức thu nhập cho xã viên. Từ chỗ trước đây chỉ có mức thu nhập khoảng 500.000đồng/tháng/người, nay tăng lên 2 triệu đồng/tháng/người từ việc bán được các loại sản phẩm dệt thổ cẩm trên thị trường. Ngoài ra, vào những thời điểm nông nhàn, Hợp tác xã còn huy động hơn 300 lao động tại chỗ là phụ nữ Bahnar cùng tham gia nhận những phần việc đơn giản mang sợi về nhà tự dệt và cũng cho thu nhập đáng kể.
Xã Glar hiện có hơn 10.000 người, trong đó có hơn 95% số dân là người dân tộc thiểu số Bahnar. Sự phát triển nghề dệt thổ cẩm ở các buôn làng dân tộc không những giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Bahnar trên địa bàn, mà còn tạo sản phẩm hàng hóa, góp phần xóa đói-giảm nghèo cho bà con.
Hiện nay, xã Glar đã xóa được nạn đói kinh niên trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo giảm xuống còn 25% (theo tiêu chí mới); bình quân mỗi năm giảm từ 3 - 4% số hộ nghèo./.
Đặc trưng nhất là nghề dệt thổ cẩm được duy trì và phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, không những giữ gìn được bản sắc mà còn tạo việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn.
Từ năm 2006, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar được thành lập trên cơ sở phong trào dệt thổ cẩm phát triển mạnh trong các hộ gia đình. Lúc bấy giờ, trong toàn xã có đến hàng chục khung dệt đang hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu chị em làm ra sản phẩm là để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và trong các ngày diễn ra lễ hội quan trọng trong đời sống của cộng đồng.
Ngày đầu thành lập hợp tác xã chỉ có 40 xã viên tham gia đều là phụ nữ người Bahnar, với tổng mức vốn đóng góp 15 triệu đồng; sản phẩm chủ yếu là khố, áo nam, váy nữ, túi, ví... Tuy nhiên, sản phẩm vẫn còn đang trong thời kỳ còn manh mún, thô sơ và chưa có nhiều hoa văn, họa tiết đặc sắc, hấp dẫn..., do tay nghề của chị em thể hiện còn non kém.
Yếu điểm này đã dần được khắc phục thông qua việc mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho các xã viên do các nghệ nhân truyền đạt, đồng thời đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, không những nâng cao chất lượng mà ngày càng làm ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hợp tác xã đã mở được 4 lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 200 chị em, mỗi lớp đào tạo trong thời gian ba tháng và đảm bảo cho học viên nắm vững từ những kỹ thuật căn bản cho đến kỹ thuật nâng cao để tạo ra được những sản phẩm đa dạng hơn.
Tỉnh Gia Lai cũng đã ưu tiên đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất để hợp tác xã mở rộng quy mô hoạt động ổn định, Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Đoa hỗ trợ kinh phí cho hợp tác xã thuê mặt bằng tại các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và thành phố Pleiku để tổ chức giới thiệu sản phẩm.
Quy mô hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar ngày càng lớn mạnh và mang nhiều yếu tố bền vững, đến nay, hợp tác xã đã thu hút được hơn 100 thành viên tham gia, với tổng mức đóng góp lên tới hơn 200 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng bởi tay nghề cao của chị em, từng đường nét hoa văn cho đến độ mịn, phối màu đặc sắc và hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây.
Hợp tác xã cũng đã đưa các mặt hàng tham gia sản phẩm công nghiệp nông thôn năm 2012 tỉnh Gia Lai và được tuyển chọn các sản phẩm áo nam, khố nam, chăn đắp và túi xách giành giải nhất; trong đó sản phẩm chăn thổ cẩm được Cục công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tặng Cúp và Giấy chứng nhận là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2012.
Sản phẩm dệt thổ cẩm ở xã Glar không những chỉ được trưng bày ở nhiều nơi trong khu vực, mà còn thu hút khách du lịch ở các nơi tìm đến tham quan và mua sắm, tăng mức thu nhập cho xã viên. Từ chỗ trước đây chỉ có mức thu nhập khoảng 500.000đồng/tháng/người, nay tăng lên 2 triệu đồng/tháng/người từ việc bán được các loại sản phẩm dệt thổ cẩm trên thị trường. Ngoài ra, vào những thời điểm nông nhàn, Hợp tác xã còn huy động hơn 300 lao động tại chỗ là phụ nữ Bahnar cùng tham gia nhận những phần việc đơn giản mang sợi về nhà tự dệt và cũng cho thu nhập đáng kể.
Xã Glar hiện có hơn 10.000 người, trong đó có hơn 95% số dân là người dân tộc thiểu số Bahnar. Sự phát triển nghề dệt thổ cẩm ở các buôn làng dân tộc không những giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Bahnar trên địa bàn, mà còn tạo sản phẩm hàng hóa, góp phần xóa đói-giảm nghèo cho bà con.
Hiện nay, xã Glar đã xóa được nạn đói kinh niên trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo giảm xuống còn 25% (theo tiêu chí mới); bình quân mỗi năm giảm từ 3 - 4% số hộ nghèo./.
Văn Thông (TTXVN)