Thông tin này được GSK công bố tại một hội thảo y tế tổ chức ở Durban (NamPhi) ngày 7/10, với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chốngsốt rét.
Vắcxin có tên gọi RTS.S đã được thử nghiệm ở 11 vùng thuộc 7 quốc gia châuPhi với trên 15.000 trẻ em và trẻ sơ sinh được tiêm phòng. Kết quả cho thấy nógiúp giảm gần một nửa số ca mắc sốt rét ở trẻ em và khoảng một phần tư số ca ởtrẻ sơ sinh.
Cụ thể, sau 18 tháng kể từ khi tiêm vắcxin, số trẻ em từ 17 tháng đến 5tuổi giảm nguy cơ mắc sốt rét tới 46%; trẻ em sơ sinh từ 6 đến 12 tuần tuổi cócho kết quả thấp hơn với mức giảm 27%.
GSK cho biết dựa trên kết quả thử nghiệm, họ sẽ đệ trình đơn đăng ký cấpphép lên Cơ quan quản lý thuốc châu Âu (EMA) vào năm 2014. Cũng theo GSK, Tổchức Y tế thế giới (WHO), cơ quan phụ trách lĩnh vực y tế của Liên hợp quốc đãkhuyến nghị nên sử dụng vắcxin RTS.S sớm nhất từ năm 2015 nếu được EMA cấp phép.
RTS.S là kết quả hợp tác giữa GSK và tổ chức "PATH Sáng kiến vắcxin phòngsốt rét" (MVI) với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates.
Phó Giám đốc pháttriển sản phẩm của PATH David Kaslow cho rằng RTS.S sẽ là một công cụ hữu íchtrong việc bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu trẻ em ở châu Phi bên cạnh các biệnpháp phòng chống sốt rét khác như màn chống muỗi, thuốc diệt côn trùng và thuốcchống sốt rét.
Mặc dù vậy, những hy vọng về việc RTS.S sẽ là loại vắcxin ngừa sốt rét tốtnhất dường như còn quá sớm khi giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào năm ngoái ở6.537 trẻ sơ sinh chỉ cho kết quả khá khiêm tốn với khả năng phòng bệnh chỉ là30%.
Ngoài ra, hiệu quả phòng bệnh cũng giảm theo thời gian. Sau một năm kể từlúc tiêm vắcxin, khả năng phòng sốt rét thông thường và sốt rét ác tính ở trẻ emlà 47% và 56%, ở trẻ sơ sinh lần lượt là 46 và 36%. Trong khi đó, sau 18 tháng,khả năng phòng sốt rét thông thường và sốt rét ác tính ở trẻ em chỉ còn là 46%và 36%, ở trẻ sơ sinh còn tương ứng 27% và 15%.
Khoảng 220 triệu người bị nhiễm sốt rét và gần 660.000 người tử vong mỗinăm trên thế giới, trong đó chủ yếu là trẻ sơ sinh tại các khu vực nghèo nhất ởphía Nam sa mạc Sahara. Các nhà khoa học cho rằng một loại vắcxin hiệu quả sẽ làchìa khóa để phòng ngừa căn bệnh này./.