Hoạt động ngoài trời giúp giảm nguy cơ cận thị

Theo nghiên cứu mới đây, trẻ em bị cận thị thường chơi ở ngoài trời ít hơn 3,7 tiếng mỗi tuần so với các trẻ em bình thường hoặc tinh mắt.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Cambridge (Anh) tiết lộ trẻ em bị cậnthị thường chơi ở ngoài trời ít hơn 3,7 tiếng mỗi tuần so với các trẻ em bìnhthường hoặc tinh mắt.

Kết quả trên được công bố bởi các tiến sỹ Justin Sherwin và AnthonyKhawaja thuộc Học viện Nhãn khoa Mỹ ngày 24/10, sau khi tổng hợp tám công trình nghiên cứu khác nhau với đối tượng tham gia tổng cộng lên tới 10.400 người.

Tiến sỹ Sherwin cho biết lợi ích của hoạt động ngoài trời đối với thị lựccó thể là do... tia cực tím. Ông giải thích chứng cận thị xảy ra khi một ngườicó trục nhãn cầu quá dài và các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy mộtsố hóa chất chịu ảnh hưởng của tia cực tím có tác dụng làm tăng tình trạng này.Nói cách khác, thiếu tia cực tím khiến quá trình kéo dài nhãn cầu diễn ra nhanhhơn.

Một nghiên cứu phát hiện trẻ em Trung Quốc sống ở các nước khác nhau có tỷlệ bị cận thị không giống nhau. Chẳng hạn, trẻ em Trung Quốc sống ở Australia cóthị lực tốt hơn trẻ em sống ở trong nước.

Lý do là mặc dù thời gian dành cho đọc sách tương đương nhau, nhưng ởAustralia các em được ra ngoài trời nhiều hơn.

Cận thị là một tật rất phổ biến và do nhiều yếu tố gây ra, như đọc sáchhoặc nhìn các vật thể khác ở cự ly quá gần, hoặc do kém hoạt động thể chất.

Nhưng từ các nghiên cứu nêu trên có thể thấy một biện pháp đơn giản đểgiảm nguy cơ bị cận thị là tăng thời gian hoạt động ngoài trời.

Thống kê có khoảng 15-20% dân Anh bị cận thị, trong khi tỷ lệ này có thểlên tới 80% ở một số nước châu Á./.

Vũ Hội/London (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục