Với nhiều nỗ lực từ ban tổ chức, Lễ Phát lương đền Trần Thương (Lý Nhân-Hà Nam) năm nay đã diễn ra khá trật tự và nghiêm chỉnh, không còn cảnh chen lấn như thường thấy ở nơi này những năm trước cũng như ở vô số các lễ hội khác đang diễn ra hiện nay.
Nghiêm trang phần lễ
Để tránh tình trạng xô đẩy chen lấn như năm ngoái, ban tổ chức Lễ Phát lương năm nay đã có kế hoạch phân luồng và chốt chặn từ xa rất chặt chẽ. Những lối vào đền Trần Thương đều được phong tỏa và dựng hàng rào rất chắc chắn.
Muốn vào đền khoảng thời gian trước 12 giờ đêm ngày 14 Âm lịch, khách đến với lễ hội phải có thẻ của Ban tổ chức.
Ngoài ra, người dân có thể xem các nghi thức cúng lễ long trọng qua hai màn hình lớn được ban tổ chức bố trí dựng các vị trí khác nhau trong khuôn viên lễ hội.
Chị Kiều Thị Trang cùng chồng lặn lội từ thị xã Hưng Yên sang với Lễ hội cho biết: “Năm nay ban tổ chức chặn không cho vào nên những người như bọn mình phải ngồi ở gần bãi để xe xem tế lễ qua màn hình. Phải qua 12 giờ đêm mới được vào trong xếp hàng xin lương.”
“Kể ra thì cũng kém vui khi không được vào gần đền nhưng cũng tuân theo vì vào đó chen lấn nhau như năm ngoái cũng không có sức," anh Tùng nhà ở huyện Bình Lục (Hà Nam) nói.
Với công tác phân luồng khách đến với lễ hội nên Lễ phát lương năm nay diễn ra rất nghiêm và trật tự. Đúng 12h đêm, các nghi thức tế lễ bắt đầu tại khuôn viên đền Trần Thương.
Sau khi đoàn đại biểu ổn định chỗ ngồi, ban tổ chức điều hành các nghi thức tế lễ. Đầu tiên là màn trống hội được vang lên, tiếp theo đó đoàn đại biểu vào trong phía trong đền dâng hương.
18 ngọn nến đã được dựng sẵn hai bên của ban thờ đồng thời 18 vị đại biểu đại diện cho hàng vạn người có mặt ở đó sẽ thắp sáng các cây nến...
Quan trọng nhất là phần tế lễ của các thượng tọa và đại đức. Đây là phần chính của lễ hội mang giá giá trị tâm linh rất lớn.
Hầu hết những người có mặt đều cho rằng, nhờ việc quản lý tốt mà các nghi thức tế lễ trong đền diễn ra rất suôn sẻ, nghiêm trang và quy củ.
Xếp hàng trật tự khi xin lương
Chính vì phải chờ đến qua 12 giờ đêm mới được vào phía trong xếp hàng xin lương nên người dân phải ngồi ở phía ngoài gần bãi gửi xe để chờ đợi và dự lễ hội qua màn hình tivi.
Bác Trần Văn Tỵ nhà ở cách đến huyện Nam Định đã phải ngồi chờ ở phía ngoài đền gần 4 tiếng đồng hồ dưới trời mưa phùn và giá rét nhưng vẫn quyết tâm ngồi chờ đến khi được vào.
“Tuy ngồi chờ nhưng cũng được xem tế lễ qua màn hình lớn nên cũng không cảm thấy lâu. Đi xin lộc đầu xuân thì phải chờ đợi thôi. Đợt này trời mưa rét nên người dân hơi vất vả chút."
Không được vào khu vực đến trước 12 giờ đêm bác Tỵ cho rằng: “Quản lý chặt như thế này cũng có lý vì như năm ngoái chen lấn nhau, có người còn chết ngất. Thà ngồi chờ lâu còn hơn là mất sức xô đẩy."
Ban tổ chức đã dựng hai màn hình tivi rất lớn truyền trực tiếp các hình ảnh từ phía trong đền ra để bà con quần chúng nhân dân phía ngoài xem.
Bên cạnh việc truyền hình ảnh tế lễ từ phía trong đền ra phục vụ nhân dân, năm nay ban tổ chức đã bố trí rất nhiều "kho lương" ở nhiều địa điểm để việc phát lương diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
Có tới 14 cửa phát lương được bố trí ở các vị trí trong khuôn viên đền Trần Thương. Lối vào lấy lương đều theo hướng một chiều và có lối ra riêng sẽ khắc phục được tình trạng xô đẩy nhau.
"Có nhiều cửa lấy lương thế này sẽ xin được dễ hơn và nhanh hơn. Năm ngoái ít cửa quá phải chen mấy tiếng đồng hồ mới xin được," anh Tuấn ở huyện Lý Nhân (Hà Nam) cho biết.
Có cả vạn người ngồi chờ đợi dưới tiết trời giá rét kèm với mưa xuân, ai nấy đều cố đợi đến lúc Lễ phát lương bắt đầu để xin được lộc đầu xuân.
Bác Bùi Toàn nhà ở huyện Kim Bảng (Hà Nam) cho biết: “Đã đến với lễ hội rồi thì phải cố gắng chờ đến khi nào được vào. Chẳng lẽ bỏ về giữa chừng…”
Đúng đến 0 giờ ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch), lễ phát lương được bắt đầu, người dân lúc này được vào trong các khu vực tổ chức phát lương của Ban tổ chức. Cảnh phát lương năm nay cũng diễn ra trật tự không có cảnh xô đẩy và chen lấn như năm ngoái.
Nghiêm trang phần lễ
Để tránh tình trạng xô đẩy chen lấn như năm ngoái, ban tổ chức Lễ Phát lương năm nay đã có kế hoạch phân luồng và chốt chặn từ xa rất chặt chẽ. Những lối vào đền Trần Thương đều được phong tỏa và dựng hàng rào rất chắc chắn.
Muốn vào đền khoảng thời gian trước 12 giờ đêm ngày 14 Âm lịch, khách đến với lễ hội phải có thẻ của Ban tổ chức.
Ngoài ra, người dân có thể xem các nghi thức cúng lễ long trọng qua hai màn hình lớn được ban tổ chức bố trí dựng các vị trí khác nhau trong khuôn viên lễ hội.
Chị Kiều Thị Trang cùng chồng lặn lội từ thị xã Hưng Yên sang với Lễ hội cho biết: “Năm nay ban tổ chức chặn không cho vào nên những người như bọn mình phải ngồi ở gần bãi để xe xem tế lễ qua màn hình. Phải qua 12 giờ đêm mới được vào trong xếp hàng xin lương.”
“Kể ra thì cũng kém vui khi không được vào gần đền nhưng cũng tuân theo vì vào đó chen lấn nhau như năm ngoái cũng không có sức," anh Tùng nhà ở huyện Bình Lục (Hà Nam) nói.
Với công tác phân luồng khách đến với lễ hội nên Lễ phát lương năm nay diễn ra rất nghiêm và trật tự. Đúng 12h đêm, các nghi thức tế lễ bắt đầu tại khuôn viên đền Trần Thương.
Sau khi đoàn đại biểu ổn định chỗ ngồi, ban tổ chức điều hành các nghi thức tế lễ. Đầu tiên là màn trống hội được vang lên, tiếp theo đó đoàn đại biểu vào trong phía trong đền dâng hương.
18 ngọn nến đã được dựng sẵn hai bên của ban thờ đồng thời 18 vị đại biểu đại diện cho hàng vạn người có mặt ở đó sẽ thắp sáng các cây nến...
Quan trọng nhất là phần tế lễ của các thượng tọa và đại đức. Đây là phần chính của lễ hội mang giá giá trị tâm linh rất lớn.
Hầu hết những người có mặt đều cho rằng, nhờ việc quản lý tốt mà các nghi thức tế lễ trong đền diễn ra rất suôn sẻ, nghiêm trang và quy củ.
Xếp hàng trật tự khi xin lương
Chính vì phải chờ đến qua 12 giờ đêm mới được vào phía trong xếp hàng xin lương nên người dân phải ngồi ở phía ngoài gần bãi gửi xe để chờ đợi và dự lễ hội qua màn hình tivi.
Bác Trần Văn Tỵ nhà ở cách đến huyện Nam Định đã phải ngồi chờ ở phía ngoài đền gần 4 tiếng đồng hồ dưới trời mưa phùn và giá rét nhưng vẫn quyết tâm ngồi chờ đến khi được vào.
“Tuy ngồi chờ nhưng cũng được xem tế lễ qua màn hình lớn nên cũng không cảm thấy lâu. Đi xin lộc đầu xuân thì phải chờ đợi thôi. Đợt này trời mưa rét nên người dân hơi vất vả chút."
Không được vào khu vực đến trước 12 giờ đêm bác Tỵ cho rằng: “Quản lý chặt như thế này cũng có lý vì như năm ngoái chen lấn nhau, có người còn chết ngất. Thà ngồi chờ lâu còn hơn là mất sức xô đẩy."
Ban tổ chức đã dựng hai màn hình tivi rất lớn truyền trực tiếp các hình ảnh từ phía trong đền ra để bà con quần chúng nhân dân phía ngoài xem.
Bên cạnh việc truyền hình ảnh tế lễ từ phía trong đền ra phục vụ nhân dân, năm nay ban tổ chức đã bố trí rất nhiều "kho lương" ở nhiều địa điểm để việc phát lương diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
Có tới 14 cửa phát lương được bố trí ở các vị trí trong khuôn viên đền Trần Thương. Lối vào lấy lương đều theo hướng một chiều và có lối ra riêng sẽ khắc phục được tình trạng xô đẩy nhau.
"Có nhiều cửa lấy lương thế này sẽ xin được dễ hơn và nhanh hơn. Năm ngoái ít cửa quá phải chen mấy tiếng đồng hồ mới xin được," anh Tuấn ở huyện Lý Nhân (Hà Nam) cho biết.
Có cả vạn người ngồi chờ đợi dưới tiết trời giá rét kèm với mưa xuân, ai nấy đều cố đợi đến lúc Lễ phát lương bắt đầu để xin được lộc đầu xuân.
Bác Bùi Toàn nhà ở huyện Kim Bảng (Hà Nam) cho biết: “Đã đến với lễ hội rồi thì phải cố gắng chờ đến khi nào được vào. Chẳng lẽ bỏ về giữa chừng…”
Đúng đến 0 giờ ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch), lễ phát lương được bắt đầu, người dân lúc này được vào trong các khu vực tổ chức phát lương của Ban tổ chức. Cảnh phát lương năm nay cũng diễn ra trật tự không có cảnh xô đẩy và chen lấn như năm ngoái.
Theo con số mà chủ tịch UBND huyện Lý Nhân (Hà Nam) cung cấp, năm nay do lượng du khách đến với lễ hội tăng hơn so với năm ngoái nên số túi lương đã tăng lên gần 4 vạn túi. Ngay trong đêm ngày 14 rạng sáng 15 đã phát được hơn gần 3 vạn túi. Số túi lương còn lại sẽ được cấp phát đến khi kết thúc lễ hội. Như vậy, những người đến với đền Trần Thương trong ngày hôm nay vẫn có cơ hội được nhận túi lương lấy lộc đầu xuân./. |
Ngọc Cương (Vietnam+)