Cứ dịp cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm, những người làm cốm ở làng Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật từ sáng sớm đến tận đêm khuya để kịp làm những mẻ cốm thơm dẻo cho khách. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mỗi năm, làng có 2 vụ chiêm và mùa, vụ mùa trong tiết trời vào Thu từ rằm tháng Bảy âm lịch đến hết tháng Chín âm lịch. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nghề làm cốm ở làng Mễ Trì đến nay có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ. Nghề cốm Mễ Trì cũng đã được đưa vào Danh mục 17 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2019. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Để làm ra được hạt cốm dẻo thơm, người dân trong làng phải dậy từ 3 giờ sáng để chở lúa. Hiện nay, lúa được thu mua từ khắp các tỉnh như: Bắc Ninh, Phú Thọ... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đến Mễ Trì dịp này sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp của những người dân trong làng làm cốm. Mùi lúa non thơm ngọt thoang thoảng khắp nơi. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thời điểm này chính là giai đoạn cao điểm sản xuất vụ mùa cốm lớn nhất trong năm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các công đoạn làm cốm khá cầu kỳ, với nguyên liệu làm cốm là các loại lúa nếp lương phượng, lúa nếp thơm, lúa nếp tan, lúa nếp quýt, lúa nếp cái hoa vàng… (Ảnh: PV/Vietnam+)
Người làm cốm phải chọn đúng thời điểm lúa đông sữa để thu hoạch, làm cốm mới dẻo và ngọt. Lúa từ khi gieo mạ đến thu hoạch khoảng 90-100 ngày, tạo vị ngọt và thơm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cốm rang xong sẽ được xát vỏ rồi phải mang giã ngay, không được để nguội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rang cốm là một nghệ thuật, rang sao cho hạt thóc đạt độ dẻo, dai. Rang cốm truyền thống dùng củi gỗ chứ không dùng than. Lúc bắt đầu rang thì phải để to lửa, khi cốm tái thì phải giảm lửa. Mỗi mẻ rang kéo dài hơn 2 tiếng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trong suốt quá trình rang, người dân phải canh lửa điều chỉnh liên tục lửa để hạt thóc vừa đẹp, vừa không bị sống, không bị vụn. Ước lượng bằng cách miết tay hạt lúa mềm, dẻo là đủ độ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Khi bắt đầu rang người làm cốm để to lửa, khi cốm tái thì phải giảm lửa, bởi nếu lửa to quá sẽ bị cháy và lửa nhỏ quá cốm sẽ không đạt yêu cầu dẻo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hiện nay, cốm được người dân làm bằng máy móc, nên giảm được sức lao động. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tùy theo độ non của thóc, trung bình giã và sàng sảy từ 5-7 lần mới thành cốm, sạch vỏ hoàn toàn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cốm đang trong công đoạn sàng sảy. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Công đoạn giã đòi hỏi hạt cốm vừa mỏng, vừa tơi, hạt cốm vẫn giữ nguyên, tỷ lệ 10kg thóc thì được 1,6-1,7kg cốm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cốm trước khi đưa ra thị trường đều được người dân kiểm tra kỹ lưỡng, tỷ mỷ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những cân cốm tươi mới giã xong được gói trong lớp lá sen thơm nức. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cốm nhiều năm nay vẫn là món ăn không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Việt Nam mỗi độ Thu về. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhiều gia đình tại làng Mễ Trì có ba, bốn thế hệ theo nghề làm cốm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nếu có dịp đi qua làng Mễ Trì, du khách không thể không ghé qua để mua về một gói cốm nhỏ xinh làm thức quà cho người thân, bè bạn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)