Lavifood tham vọng đưa Việt Nam thành cường quốc chế biến rau củ quả

Nếu Việt Nam làm được 63 nhà máy như Tanifood (khoảng 8.000 tỷ/năm) thì doanh thu mang lại cho ngành nông sản Việt sẽ là 22,5 tỷ USD và Việt Nam sẽ là một cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chuyến tăm nhà máy Tanifood năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chuyến tăm nhà máy Tanifood năm 2018.

Năm 2020 là một năm thách thức, nhưng cũng rất đặc biệt với nông nghiệp. Đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến tình hình thương mại nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với các thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, trong đó có nhóm ngành rau củ, quả lại tạo kỳ tích bất ngờ, cán mốc 41,2 tỷ USD và tiếp thục thuộc 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Kết quả này đạt được là nhờ doanh nghiệp những nỗ lực của Đảng, Chính phủ trong việc kịp thời kiểm soát, ngăn chặn đại dịch COVID-19 và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhân những ngày đầu năm 2021, ông Lê Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lavifood đã có cuộc trò chuyện chia sẻ về hành trình đưa nông sản từ nông trại Việt Nam đến bàn ăn của thế giới.

Chiến lược đưa nông sản Việt vươn ra thị trường quốc tế hậu COVID-19

Tại Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng (tháng 8/2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới trong vòng 10 năm tới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản phải đứng vào top 10 thế giới.

Từ “đặt hàng” của Thủ tướng, Lavifood đã lựa chọn chiến lược tập trung đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu theo mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao ngành rau, củ quả trong thời gian qua.

Đặc biệt, trong bối cảnh các nước không có điều kiện sản xuất nông nghiệp thay đổi mạnh mẽ về “an ninh lương thực” và cấu trúc chuỗi cung ứng, Lavifood đã xây dựng chiến lược chủ động đưa Việt Nam thành vựa lương thực cao cấp cho thế giới.

Và để thực hiện kế hoạch này, Lavifood đã liên tục có chương trình hợp tác chiến lược với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh… tổ chức vùng trồng công nghệ cao và cụm sản xuất phục vụ yêu cầu sản xuất sản phẩm "sạch" từ nguyên liệu đến thành phẩm.

Dự kiến đến năm 2025, Lavifood sẽ mở rộng vùng trồng lên tới 33.100ha, sản lượng rau củ, quả đạt 1 triệu tấn/năm và tổng doanh thu chạm cột mốc 1,5 tỷ USD/năm.

Lavifood cũng xây dựng chuỗi nhà máy bắt đầu ở tỉnh Long An, Tây Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắc Lắc...

Lavifood đã bắt tay ngay với một số doanh nghiệp Logistics quốc tế như Iceloft (Bỉ) tổ chức hệ thống kho lạnh thông minh phục vụ nhu cầu bảo quản, lưu trữ nông sản cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Kho lạnh đầu tiên trong chuỗi 5 kho phục vụ các tỉnh ven sông Hậu đã được khởi công tại Trà Vinh ngay sau khi Việt Nam công bố hết dịch.

[Dù COVID-19, tăng trưởng xuất khẩu của VN vẫn ở tốp đầu thế giới]

Lavifood tin rằng, nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn như Lavifood thì ngành rau củ, quả Việt Nam sẽ có vị thế cao trên thế giới.

Nếu Việt Nam làm được 63 nhà máy như Tanifood (khoảng 8.000 tỷ/năm khi nhà máy Tanifood hoạt động hết công suất) thì doanh thu mang lại cho ngành nông sản Việt Nam sẽ là 22,5 tỷ USD. Khi đó Việt Nam thực sự sẽ là một cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới.

Lavifood đồng hành cùng nông dân nâng tầm nông sản Việt

Xác định người nông dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi giá trị nông nghiệp mà Lavifood đang vận hành. Họ là nhân tố trung tâm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, là người làm nên nông sản chất lượng, là nguyên liệu tươi ngon đảm bảo cho nhà máy.

Lavifood tăng cường hỗ trợ người nông dân với phương châm: “Người nông dân phải là trung tâm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.”

Lavifood tham vọng đưa Việt Nam thành cường quốc chế biến rau củ quả ảnh 1Lavifood tặng học bổng cho học sinh-sinh viên dân tộc thiếu số.

Lavifood đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ chế biến sâu hiện địa với những nhà máy quy mô lớn, tiên tiến như Lavifood, Tanifood… để có thể bao tiêu hết tất cả các loại trái cây của nông dân.

Với việc đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood có công suất lên đến 60.000 tấn thành phẩm/năm sẽ không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam mà còn góp phần nâng cao thu nhập ổn định, bền vững cho bà con nông dân.

Với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu sản phẩm sang thị trường “khó tính” như Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Singapore…

Lavifood xây dựng trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm và phát triển Giải pháp phần mềm hỗ trợ nông dân E-Farm, nhằm hỗ trợ, tư vấn cho nông dân về xu hướng thị trường, kỹ thuật… để nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, liên kết và hợp tác, đảm bảo lợi ích cho nông dân.

Lavifood phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Xanh Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp hữu cơ và một số tổ chức khác triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp bền vững cho nông dân.

Đặc biệt, là thế hệ nông dân trẻ nhằm liên tục nâng cao nhận thức, kỹ năng và tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp cho nhóm thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm từng bước tạo ra một thế hệ nông dân mới năng động và hiểu biết, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất quốc tế.

Những năm gần đây, Lavifood luôn đồng hành với Chính phủ trong chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng như trong sự kiện quốc gia, quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam với khát vọng giới thiệu nông sản Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Cụ thể, có thể kể đến sự kiện đặc biệt như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, Đại lễ Phật Đản Vesak 2019 tại Hà Nam, Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019, AFF Cup...

Trong thời gian tới, Lavifood sẽ tiếp tục phát triển thêm sản phẩm chất lượng, an toàn, tự nhiên, tốt cho sức khỏe được làm từ rau củ quả và dược liệu.

Đây cũng là một trong những sứ mệnh quan trọng của Lavifood để góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn, khoẻ mạnh. Lavifood cũng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm cả trong và ngoài nước.

Song song với việc triển khai nhà máy và mở rộng vùng trồng, mỗi giai đoạn sẽ có một nhiệm vụ trọng tâm nhưng có chỉ một mục tiêu mà Lavifood kiên định theo đuổi chính là phát triển kinh tế định hướng xanh, bền vững.

Ngoài ra, Lavifood kết hợp với đối tác để thực hiện việc trồng cây, phủ xanh trên hàng chục hécta rừng ở địa bàn Tây Nguyên và Đông Nam bộ bằng biện pháp xen canh, đa tán cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu…

Đây không chỉ là hành động hưởng ứng sáng kiến trồng thêm1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động mà còn là giải pháp tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ bám trụ vùng biên giới, góp phần phát triển kinh tế xã hội cũng như ổn định an ninh quốc phòng của địa phương./.

Trách nhiệm xã hội là 1 trong 4 sứ mệnh quan trọng mà Lavifood theo đuổi, vì vậy Lavifood đã đồng hành cùng nhiều hoạt động ý nghĩa như tài trợ bản quyền phát sóng giải đấu AFF Suzuki Cup 2018 và đóng góp hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ phát triển thể thao Việt Nam; giải chạy Mekong Delta Marathon trong suốt ba năm liên tục, kể từ năm 2019 nhằm kêu gọi cộng đồng cùng quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, chung tay chống biến đổi khí hậu đang đe dọa Đồng bằng sông Cửu Long...

Đặc biệt, nước uống We Love của Lavifood vinh dự được lựa chọn là thức uống chính thức phục vụ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều và Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc Vesak 2019./.

Mỹ Phương (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục