Các số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một con số đáng chú ý bởi vì, trong 5 tháng đầu năm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tiếp đón hơn 3,54 triệu lượt khách quốc tế, trong đó lượng khách quốc tế đến để du lịch, nghỉ dưỡng đông nhất (gần 2,2 triệu lượt, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái). Lượng khách đến vì công việc tăng 1,8% lên 592.500 lượt người.
Tỉnh theo quốc gia và vùng lãnh thổ, có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam đông nhất trong 6 tháng (đạt trên 35.000 lượt khách), trong đó tăng mạnh nhất là lượng khách đến từ Liên bang Nga (57,8%).
Tỉnh theo phương tiện đến, khách đến bằng đường hàng không đông nhất (chiếm 80,7% và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái); đến bằng đường bộ (chiếm 15,9%, tăng 12,5%); đến bằng đường biển (chiếm 3,4%, tăng 2,7%).
Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (16,9%).
Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng du lịch nước ngoài là nhu cầu chi tiêu cao cấp và nhu cầu này thường giảm khi người dân của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn đang “thắt lưng buộc bụng” trong lúc nền kinh tế vẫn chưa phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
Bên cạnh đó, một số nước đã giảm giá đồng nội tệ, làm cho việc đi du lịch nước ngoài bị đắt hơn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, các bất cập trong khâu quảng bá, tiếp thị và những hạn chế về cơ sở vật chất của ngành du lịch cũng là những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam./.
Đây là một con số đáng chú ý bởi vì, trong 5 tháng đầu năm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tiếp đón hơn 3,54 triệu lượt khách quốc tế, trong đó lượng khách quốc tế đến để du lịch, nghỉ dưỡng đông nhất (gần 2,2 triệu lượt, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái). Lượng khách đến vì công việc tăng 1,8% lên 592.500 lượt người.
Tỉnh theo quốc gia và vùng lãnh thổ, có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam đông nhất trong 6 tháng (đạt trên 35.000 lượt khách), trong đó tăng mạnh nhất là lượng khách đến từ Liên bang Nga (57,8%).
Tỉnh theo phương tiện đến, khách đến bằng đường hàng không đông nhất (chiếm 80,7% và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái); đến bằng đường bộ (chiếm 15,9%, tăng 12,5%); đến bằng đường biển (chiếm 3,4%, tăng 2,7%).
Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (16,9%).
Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng du lịch nước ngoài là nhu cầu chi tiêu cao cấp và nhu cầu này thường giảm khi người dân của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn đang “thắt lưng buộc bụng” trong lúc nền kinh tế vẫn chưa phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
Bên cạnh đó, một số nước đã giảm giá đồng nội tệ, làm cho việc đi du lịch nước ngoài bị đắt hơn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, các bất cập trong khâu quảng bá, tiếp thị và những hạn chế về cơ sở vật chất của ngành du lịch cũng là những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam./.
Quốc Huy (TTXVN)