New Zealand mở “bong bóng đi lại” cho người lao động một số nước

Quyết định này được Chính phủ New Zealand đưa ra nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các ngành đang gặp nhiều thách thức do thiếu lao động, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
New Zealand mở “bong bóng đi lại” cho người lao động một số nước ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 2/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết người lao động thời vụ tại một số nước thuộc khu vực Thái Bình Dương nhất định sẽ được phép nhập cảnh New Zealand mà không phải thực hiện cách ly 2 tuần.  

Quyết định này được Chính phủ New Zealand đưa ra nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các ngành đang gặp nhiều thách thức do thiếu lao động, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Quyết định mở rộng bong bóng đi lại này sẽ có hiệu lực với người lao động đến từ Tonga, Samoa và Vanuatu làm việc trong lĩnh vực làm vườn hay trồng nho, những ngành đang thiếu lao động tại New Zealand. Đây cũng là 3 nước gần như kiểm soát được dịch COVID-19. 

Thủ tướng Ardern nhấn mạnh bong bóng đi lại 1 chiều này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn về thiếu lực lượng lao động của nhiều ngành hiện nay.

Bà nhấn mạnh việc đóng cửa biên giới là vô cùng quan trọng để New Zealand ngăn ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế, song song nhiều ngành đang gặp khó khăn và cần được bổ sung lao động một cách toàn. Bà khẳng định việc Chính phủ New Zealand áp dụng chính sách này là biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa.

New Zealand mở cửa bong bóng du lịch với Australia từ tháng 4/2021 nhưng phải tạm ngừng chính sách này hồi năm ngoái do dịch bùng phát trở lại tại quốc gia láng giềng này. 

Mỹ không dự định áp đặt lệnh phong tỏa như trước đây bất chấp số ca nhiễm mới gia tăng do sự lây lan của biến thể Delta.

Nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci nhận định như trên căn cứ theo số liệu tổng hợp của cơ quan chức năng Mỹ cho thấy tỷ lệ người trên 12 tuổi hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 gần đạt mức 60%.

[Cái giá của sự độc quyền vaccine COVID-19 trong đại dịch]

Theo ông Fauci – chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ và là cố vấn của Tổng thống Joe Biden, cho rằng trong tương lai nước Mỹ có thể chịu những tổn thương do dịch COVID-19, nhưng số lượng người đã tiêm chủng vaccine hiện nay đủ để ngăn chặn tái diễn 1 đợt dịch bệnh thảm khốc tương tự mùa Đông năm ngoái.

Đây chính là lý do ông cho rằng chính quyền Mỹ sẽ không tái áp đặt lệnh phong tỏa, mặc dù Tổng thống Biden trong tuyên bố trước đó từng đề cập đến khả năng Mỹ thực hiện các biện pháp siết chặt mới để ứng phó với biến thể Delta đang hoành hành hiện nay.

Trên thực tế, nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Australia đã buộc phải tái áp đặt lệnh phong tỏa tại các địa phương bùng phát dịch bệnh do sự lây lan của biến thể Delta, không lâu sau sau các nước này bắt đầu khôi phục trạng thái bình thường mới.

Trong tuần qua, Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) của Mỹ khuyến cáo những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 cần đeo khẩu trang tại không gian kín ở những địa phương có tỷ lệ lây nhiễm cao. Khuyến cáo này đã làm dấy lên lo ngại rằng niềm tin về hiệu quả phòng chống dịch bệnh của vaccine bị lung lay.

Theo ông Fauci, khả năng lây lan của biến thể Delta giống như bệnh thủy đậu, và cũng xuất hiện trường hợp đã tiêm chủng nhưng vẫn mắc bệnh, dù rằng hiếm gặp. Ông Fauci vẫn khẳng định những người đã tiêm chủng ít có nguy cơ nhiễm virus hơn và ngay cả khi họ mắc bệnh, tỷ lệ nhập viện điều trị hoặc tử vong cũng thấp hơn.

Ông cho biết số ca mắc COVID-19 mới hiện nay đều tập trung ở nhóm người chưa tham gia tiêm chủng.

Hiện số ca nhiễm mới tại Mỹ đã tăng gấp 4 lần so với nhiều tuần trước, trong khi mới có gần 60% người trên 12 tuổi tại Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục