Sau khi thành công trong việc tái lập trình tế bào da thành tế bào não, các nhà khoa học khẳng định nghiên cứu của họ có thể đặt nền móng cho việc tìm ra những cách thức mới để điều trị bệnh Alzheimer và các căn bệnh về não khác.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Gladstone tại San Francisco, Mỹ đã cấy một gene có tên là Sox2 vào cả tế bào da của người và chuột. Chỉ trong vài ngày, các tế bào da đã biến đổi thành tế bào gốc não giai đoạn đầu được gọi là tế bào gốc thần kinh kích thích (induced neural stem cell).
Những tế bào này sau đó bắt đầu tự đổi mới và sớm hoàn thiện thành tế bào thần kinh có khả năng truyền tín hiệu điện.
Theo nghiên cứu được đăng ngày 7/6 trên mạng tin của tạp chí Cell Stem Cell, trong vòng một tháng, các tế bào thần kinh mới này đã phát triển thành các mạng thần kinh.
Các nhà nghiên cứu khẳng định những tế bào biến đổi này có thể cung cấp các mô hình tốt hơn để thử nghiệm những loại thuốc mới điều trị bệnh Alzheimer và các bệnh về não khác.
Nghiên cứu lưu ý khoảng 5,4 triệu người ở Mỹ bị bệnh Alzheimer và con số này được dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2050./.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Gladstone tại San Francisco, Mỹ đã cấy một gene có tên là Sox2 vào cả tế bào da của người và chuột. Chỉ trong vài ngày, các tế bào da đã biến đổi thành tế bào gốc não giai đoạn đầu được gọi là tế bào gốc thần kinh kích thích (induced neural stem cell).
Những tế bào này sau đó bắt đầu tự đổi mới và sớm hoàn thiện thành tế bào thần kinh có khả năng truyền tín hiệu điện.
Theo nghiên cứu được đăng ngày 7/6 trên mạng tin của tạp chí Cell Stem Cell, trong vòng một tháng, các tế bào thần kinh mới này đã phát triển thành các mạng thần kinh.
Các nhà nghiên cứu khẳng định những tế bào biến đổi này có thể cung cấp các mô hình tốt hơn để thử nghiệm những loại thuốc mới điều trị bệnh Alzheimer và các bệnh về não khác.
Nghiên cứu lưu ý khoảng 5,4 triệu người ở Mỹ bị bệnh Alzheimer và con số này được dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2050./.
Huy Lê (Vietnam+)